Xử lý nước thải bệnh viện không dễ vì đây là loại nước thải chứa nhiều tạp chất nguy hiểm và độc hại. Không ít hệ thống và công nghệ xử lý nước thải bệnh viện vận hành tốn kém nhưng hiệu suất xử lý không cao, nước thải đầu ra không đạt chuẩn. Vậy đâu là phương pháp xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn?
Các nội dung chính
Vì sao xử lý nước thải bệnh viện khó ?
Xử lý nước thải bệnh viện đang là vấn đề đau đầu của nhiều kỹ sư vận hành, bởi nước thải bệnh viện nói riêng và nước thải y tế nói chung là một trong những loại nước thải khó xử lý. Nguyên nhân là vì nước thải bệnh viện tập hợp từ nhiều nguồn đa dạng, thành phần phức tạp nguy hiểm.
Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện gồm:
- Hoạt động khám chữa bệnh từ phòng khám, thí nghiệm đến phòng mổ…
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, nhân viên, bệnh nhân
- Nước thải từ nhà ăn, căng tin, nhà bếp
Điều đáng lo lắng là nước thải bệnh viện mang một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, các kháng sinh từ y tế vô cùng nguy hiểm. Có thể tổng quản thành phần nước thải bệnh viện bao gồm:
- Các chất hữu cơ
- Các chất dinh dưỡng
- Các chất rắn lơ lửng
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh…
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Như vậy, nước thải bệnh viện chứa các thành phần vô cùng độc hại, đòi hỏi quy trình xử lý chuyên sâu, nghiêm ngặt. Nếu không xử lý triệt để mà trực tiếp xả thải ra môi trường sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường sống và sức khỏe của con người.
Tham khảo: Đặc tính nước thải y tế
Hệ thống và công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn
Vì thành phần nước thải bệnh viện chứa nhiều hợp chất hữu cơ nên phương pháp được ưa chuộng là xử lý vi sinh. Đây là phương pháp xử lý dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật với ưu điểm vừa đảm bảo hiệu quả nhưng chi phí đầu tư không cao, dễ dàng vận hành lại thân thiện với môi trường. Phương pháp vi sinh đạt hiệu suất cao khi được ứng dụng trong công nghệ xử lý vi sinh hiện đại, điển hình nhất là công nghệ sinh học AAO.
Công nghệ AAO
- Bể Yếm khí để khử Hydrocacbon, khử Clo, kết tủa kim loại nặng, Photpho…
- Bể thiếu khí khử NO2 thành N2, giảm BOD, COD
- Bể hiếu khí chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, Sunfua…
- Quá trình tiệt trùng bằng hóa chất hoặc lọc vi lọc, đảm bảo lọc, khử các vi trùng gây bệnh.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bện viện AAO:
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được đưa vào bể kỵ khí. Tại đây xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn. Các hạt bùn cặn này nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.
Sau đó, nước thải được đưa vào bể thiếu khí. Quá trình xử lý sinh học thiếu khí mục đích nhằm khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Tại đây, các vi sinh vật thiếu khí (cần ít oxy để sinh trưởng) thích hợp sẽ được cấy vào để khử Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí Nitơ ra khỏi dòng thải.
Tiếp theo, nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí để tiếp tục xử lý. Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí (cần cung cấp đủ oxy để sinh trưởng) sẽ được nuôi cấy và được cung cấp bằng máy sục khí để khử toàn bộ COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ Amoni thành Nitrat.
Sử dụng men vi sinh nào cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện?
Để đạt hiệu suất xử lý nước thải bệnh viện cao nhất, bên cạnh một quy trình nghiêm ngặt, công nghệ hiện đại như AAO thì chất lượng men vi sinh là điểm mà đơn vị vận hành cần đặc biệt chú ý. Bạn có thể nuôi cấy khi tiến hành xây dựng hệ thống hoặc bổ sung men vi sinh để tăng mật độ vi sinh, tăng hiệu suất làm việc đối với các công trình đã đi vào hoạt động.
Men vi sinh sử dụng cần được tích hợp nhiều chủng vi sinh để xử lý nhiều vấn đề tương ứng với thành phần đa dạng có trong nước thải bệnh viện. Đồng thời men vi sinh cần có hiệu suất làm việc hàm lượng cao đáp ứng lượng nước thải bệnh viện ngày một gia tăng.
Chế phẩm Microbe-Lift IND là gợi ý hàng đầu trong việc làm giảm mạnh các chỉ tiêu COD, BOD, SS trong nước thải bệnh viện. Đồng thời với các hệ thống đã vận hành, IND có vai trò đẩy nhanh quá trình Oxy hóa sinh học các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, giảm vi sinh chết do sốc tải, phục hồi nhanh các sự cố của hệ thống, cải thiện quá trình lắng và giảm thể tích bùn sau xử lý.
Vi sinh Microbe-Lift IND kết hợp với hệ thống xử lý nước thải AAO sẽ giúp loại bỏ toàn bộ COD, BOD, Nitơ, Photpho, các vi khuẩn, virus gây bệnh… đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đầu ra QCVN 28:2010/BTNMT – Cột A mà BTNMT đã quy định đối với nước thải y tế.
Hiện tại vi sinh Microbe-Lift IND đang được phân phối độc quyền tại Biogency với giá tốt nhất. Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để nhận được mức giá ưu đãi cũng như hỗ trợ tư vấn miễn phí về phương pháp xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn.
Tài liệu tham khảo:
- HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ – Bộ y tế
- Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải – Bệnh viện nhi đồng TP HCM
- Thực trạng và nguyên lý xử lý nước thải y tế hiện nay – VWSA
- Management of Healthcare Wastewater – WHO
- NGUYỄN, Thị Thanh Nhàn. Xử lý nước thải y tế và nhu cầu phát triển, ứng dụng các công nghệ xử lý tiên tiến. 2016.
- LÊ HOÀNG VIỆT, Nguyễn Lam Sơn; VÀ NGUYỄN, Huỳnh Lương Kiều Loan; NGÂN, Võ Châu. Nghiên cứu xử lý nước thải y tế bằng phản ứng Fenton/ozone kết hợp lọc sinh học hiếu khí. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2019, 14-22.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh