Trong kiến nghị UBND TP.HCM vừa gửi trình Chính phủ để phê duyệt điều chỉnh việc Quy hoạch xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố, UBND TP.HCM đã kiến nghị được gom 3 nhà máy xử lý nước thải thuộc lưu vực Tây Sài Gòn, lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm và lưu vực Bình Tân về 1 nhà máy đặt tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân).
Các nội dung chính
Khu vực thu gom nước thải ở 3 lưu vực: Tây Sài Gòn, Tân Hóa-Lò Gốm và Bình Tân
Theo quy hoạch thu gom nước thải, nước thải ở các khu vực trong thành phố sẽ được thu gom về các lưu vực, cụ thể như sau:
- Lưu vực Tây Sài Gòn: Gồm một phần của các quận Gò Vấp, quận 12, quận Tân Bình và quận Tân Phú.
- Lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm: Gồm các quận 6, quận 8, quận 11, quận Tân Bình và huyện Bình Chánh. Ranh giới giữa hai lưu vực Tây Sài Gòn và Bình Tân ở phía Tây là kênh Tàu Hủ, sông Chợ Đệm phía Nam.
- Lưu vực Bình Tân: Gồm phần lớn quận Bình Tân và một phần quận Tân Phú, phía Tây giáp với đường Vành đai 2 (Quốc lộ 1A) và phía Nam giáp với đường Kinh Dương Vương.
Vì sao UBND TP.HCM lại kiến nghị Quy hoạch nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị?
Theo UBND TP.HCM, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị sẽ đem lại nhiều hiệu quả. Cụ thể là:
Thứ nhất, tiết kiệm được 88ha đất của thành phố
Theo quy hoạch cũ, xây dựng 3 nhà máy xử lý, nhà máy ở lưu vực Tây Sài Gòn sẽ chiếm 11ha và nhà máy ở lưu vực Tân Hóa Lò Gốm sẽ chiếm 77ha. Do đó, việc thu gom sẽ tiết kiệm được rất nhiều diện tích đất đai vốn đã khan hiếm của thành phố. Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị theo quy hoạch mới (ở Bình Tân) được xây dựng trên diện tích đất hiện có. Vì thế, sẽ không tốn chi phí bồi thường cho việc giải phóng mặt bằng. Triển khai xây dựng được nhanh chóng và không làm xáo trộn đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Thứ hai, công nghệ được áp dụng dễ dàng hơn, chi phí được tiết kiệm hơn
Việc quy hoạch 3 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị về một mối sẽ giúp TP.HCM có điều kiện hơn trong việc áp dụng công nghệ vào xử lý nước thải, xử lý mùi so với khi xây dựng 3 nhà máy. Đồng thời, chi phí xây dựng, vận hành, bảo trì nhà máy cũng sẽ giảm đi. Việc quản lý, quan trắc chất lượng nước thải đầu ra cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Thứ ba, tiến độ xây dựng nhanh hơn, đảm bảo hơn
So với việc kêu gọi đầu tư, lập nghiên cứu khả thi và các thủ tục về đầu tư xây dựng tại cả 3 lưu vực, thì việc quy hoạch về 1 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị sẽ tiết kiệm được nguồn lực và chi phí cho các công tác này. Vì thế, sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và việc đưa nhà máy vào hoạt động sẽ diễn ra nhanh hơn. Giúp việc xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại TP.HCM được thực hiện sớm hơn.
>>> Xem thêm: Dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước đô thị như thế nào?
Bên cạnh những lợi ích trên thì nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Bình Hưng Hòa nếu được đưa vào hoạt động cũng sẽ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm nước cho hệ thống kênh Nước Đen hiện nay. Nhờ xả một lượng lớn nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT vào kênh. Giảm ô nhiễm môi trường đáng kể cho thành phố.
Dự kiến, nếu việc quy hoạch được phê duyệt, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại quận Bình Tân sẽ có chức năng xử lý nước thải cho 53 phường thuộc 9 quận, huyện TP.HCM trên khu vực rộng khoảng 91,5km2.
Theo: monre.gov.vn
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh