Trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm muốn phát triển và tạo ra sự ổn định kinh tế bền vững thì phải đảm bảo phòng ngừa, dự báo quản lý dịch bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng. Một trong những loại bệnh rất phức tạp đối với tôm nuôi, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng đó là hội chứng hoại tử gan – tụy cấp (AHPND) hay còn gọi là bệnh tôm chết sớm (bệnh EMS trên tôm).
Các nội dung chính
Lịch sử của bệnh EMS trên tôm
Như đã nói phía trên, bệnh tôm chết sớm – Early Mortality Syndrome (EMS) còn được gọi là chứng hoại tử gan – tụy cấp Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome (AHPNS) là loại bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các loại tôm nuôi, trong đó cả tôm thẻ chân trắng hay cả tôm sú, ở dạng nuôi thâm canh hay bán thâm canh.
Chứng bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2009 tại Trung Quốc và vào năm 2010 tại Việt Nam, vào năm 2011 tại Malaysia và Thái Lan và 2013 tại Mexico.
Nguyên nhân hình thành bệnh EMS trên tôm
Tại Việt Nam, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMS xảy ra phổ biến trên hai loại tôm đó là: tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Khi cơ thể tôm bị nhiễm bệnh, bộ phận gan sẽ bị hoại tử gan tụy trong suốt quá trình nuôi, bệnh hoạt động mạnh ở giai đoạn tôm nhỏ cho đến 45 ngày tuổi, gây chết tôm hàng loạt trong thời gian ngắn.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là một loại độc tố mạnh phá hoại rất nhanh các mô và làm rối loạn các chức năng của gan tụy cùng hệ thống tiêu hoá của tôm nuôi. Đây chính là nguyên nhân chính khiến tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên, tỷ lệ tôm bị chết có thể lên đến 70%.
Các giai đoạn bệnh tấn công:
- Giai đoạn đầu: Vi khuẩn vibrio parahaemolyticus nhiễm phage và tiết ra độc tố khiến tôm bị yếu và giảm sức đề kháng.
- Giai đoạn sau: đây là giai đoạn bệnh tấn công mạnh nhất tới tôm, gây hoại tử các mô gan và làm rối loạn chức năng gan tụy. Tình trạng tôm chết hàng loạt xảy ra trong thời gian này.
Với cơ chế hoạt động khó lường trước nên việc điều trị và phòng bệnh bằng kháng sinh sẽ không mang đến hiệu quả như mong muốn.
Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh hoại tử gan tụy cấp EMS trên tôm
Nhằm giúp bà con nuôi tôm có thể tự nhận biết được tôm nuôi trong ao của mình có bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – Acute hepatopancreatic necrosis disease) hay không, những hình ảnh và hướng dẫn sau đây sẽ cho bà con thấy rõ các triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm bệnh.
Xác định bệnh tại các vị trí và cơ quan trên tôm
(Nguồn ảnh: Dr. Trần Hữu Lộc – Giáo viên khoa thủy sản – Đại học Nông Lâm TPHCM – Đại học Arizona)
Các ký hiệu về cơ quan của hình ảnh phía trên chỉ thể hiện triệu chứng của tôm khi nhiễm bệnh AHPND, hỗ trợ đánh giá khách quan về bệnh một cách rõ nhất.
Trong đó:
- MG (Midgut): Ruột
- HP (Hepatopancreas): Hệ gan tụy
- ST (Stomach): Dạ dày
Triệu chứng bệnh lâm sàng tại ao nuôi
– Khối gan tụy bị teo của tôm bị nhợt nhạt và có màu trắng.
– Gan tụy khó bị bóp vỡ bằng hai ngón tay cái và ngón trỏ.
– Gan tuy cũng xuất hiện các vệt đen hay các đốm đen.
– Vỏ tôm bị mềm.
– Phần đường ruột tôm bị đứt khúc, không có chứa thức ăn.
– Bệnh gan – tụy sẽ bắt đầu xuất hiện và có tỷ lệ chết cao sau khoảng thời gian 10 ngày thả nuôi.
– Tôm bị lờ đờ và chậm phát triển.
– Với tôm sú, nếu bị bệnh AHPND thường thân thường xuất hiện màu sẫm
Tôm ở vị trí 2, 4, 6 từ trái sang là những con tôm khoẻ mạnh. Vị trí 1,3,5.7 là những con tôm bị bệnh, bộ phận gan tụy bị nhợt nhạt, teo nhỏ, ruột bị đứt khúc và không có thức ăn.
Một số hình khác của từ ông Lightner đến từ trường Đại học Arizona – Hoa Kỳ:
=> Khác biệt giữa màu sắc gan tụy của 2 con tôm, với bên trái là tôm bệnh, bên phải là tôm khỏe.
=> Khối gan tụy của 2 con tôm đều bị teo, biểu hiện của tôm bị nhiễm bệnh AHPND
=> Biểu hiện của bệnh AHPND – khối gan tụy của 2 con tôm đều bị nhợt nhạt, chuyển sang màu trắng và bị teo nhỏ.
=> Hình ảnh tôm bị bệnh Tôm bị bệnh AHPND dưới 30 ngày tuổi. (nguồn ảnh: Dr.Chalor Limsuwan – Đại học Kasesart – Thailand)
=> Một vài con tôm sau khi vượt qua bệnh AHPND sẽ có hình dạng như trên (thường được gọi là tôm tre). Những con tôm sẽ bị chết sau một thời gian.
Hình dạng Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh AHPND, dễ thấy khối gan tụy của tôm bị nhợt nhạt màu sắc, bị teo nhỏ và trong ruột không có chứa thức ăn.
=> Tôm sú khi bệnh gan tụy (AHPND) thường bị sậm màu và chậm lớn.
=> Toàn bộ các cá thể tôm đã nhiễm bệnh AHPND
=> Khối gan tụy của tôm bị chuyển sang trắng đục, rất yếu, phát sáng và bị chết nhiều trong bể
=> Hình ảnh tôm bị bệnh gan tụy và đục cơ do thiếu nhiều oxy
Tham khảo: Cách phát hiện bệnh AHPND trên tôm
Biện pháp phòng tránh bệnh EMS trên tôm
Sau đây là các biện pháp phòng tránh bệnh EMS ở tôm:
+ Lựa chọn tôm bố mẹ khoẻ mạnh, không nhiễm bệnh, kiểm nghiệm chính xác để tránh tình trạng tôm giống bị nhiễm bệnh.
+ Kiểm soát môi trường ao nuôi, nguồn nước cấp, dụng cụ và thiết bị phải sạch khuẩn.
+ Gây sốc Formol 100-200ppm khoảng từ 30 giây đến 1 phút, để tôm post khỏe, ít bị nhiễm bệnh, giảm bớt mầm mống gây bệnh trước khi tiến hành thả giống.
+ Chuẩn bị sát trùng ao nuôi một cách kỹ lưỡng: Sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy, Xử lý nước ao lắng cẩn thận trước khi bơm vào ao.
+ Không thả tôm ở mật độ quá cao, có thể nuôi ghép cá rô phi, nuôi nước xanh
+ Đảm bảo chất lượng thức ăn cung cấp cho ao nuôi: thức ăn không bị nhiễm nấm, có bổ sung đầy đủ vitamin A, C, E và glucan
+ Quản lý và vệ sinh môi trường ao nuôi bằng men vi sinh chất lượng (tham khảo men vi sinh Microbe-Lift AQUA C đến từ Biogency)
+ Không nên sử dụng quá nhiều kháng sinh hay hoá chất vào ao nuôi
+ Loại bỏ triệt để các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật,… các chất độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan tụy của tôm.
+ Khi bệnh xảy ra ao nuôi có tôm nhỏ: Trước khi xả bỏ nước ao cần phải khử trùng cẩn thận với chlorine hay formol để hạn chế sự lây nhiễm.
+ Trong quá trình thu tôm cũng cần phải xử xử lý bằng thuốc diệt khuẩn chlorine, formol trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Tham khảo:
____________________________________
Mong rằng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh EMS trên tôm nuôi và biện pháp phòng tránh chúng. Để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi bằng phương pháp vi sinh, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
- BỆNH TÔM CHẾT SỚM EMS – Viện Logi
- Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnhbệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi – Sở nông nghiệp Hà Tĩnh
- Dấu hiệu nhận biết hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) ở tôm nuôi – Bộ nông nghiệp
- Dấu hiệu nhận biết hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) ở tôm nuôi-dau hieu nhan biet hoi chung hoai tu gan tuy cap tinh ahpns o tom nuoi (quangngai.gov.vn)
- LỤA, Đặng Thị; KHUÊ, Nguyễn Viết; VÂN, Phan Thị. Non-Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2016, 14.5: 690-8.
- TRAN, Van Hieu, et al. Thực trạng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm nuôi và kết quả phân lập chủng vi khuẩn gây bệnh ở một số tỉnh Tây Nam Bộ. The Journal of Agriculture and Development, 2021, 20.2: 36-43.
- LAI, Hung-Chiao, et al. Pathogenesis of acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in shrimp. Fish & shellfish immunology, 2015, 47.2: 1006-1014.
- SIRIKHARIN, Ratchanok, et al. Characterization and PCR detection of binary, Pir-like toxins from Vibrio parahaemolyticus isolates that cause acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in shrimp. PloS one, 2015, 10.5: e0126987.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh