hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Đô thị hoá ngày càng phát triển đi cùng với tình trạng nước thải sinh hoạt ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Do quá trình xử lý nước thải còn nhiều hạn chế nên việc thu gom nước thải gặp phải nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng. Vậy hệ thống nước thải sinh hoạt cần loại bỏ những chỉ số ô nhiễm gì? Quy trình xử lý như thế nào? Bài viết này hãy cùng Biogency giải đáp!

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần phải loại bỏ những chỉ số ô nhiễm nào?

hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Chỉ số ô nhiễm là cơ sở để có thể đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt có đạt tiêu chuẩn đầu ra hay không. Chính vì thế cần phải hiểu rõ chỉ số ô nhiễm là rất quan trọng để có thể xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải một cách trơn tru nhất. Theo QCVN 14:2008/BTNMT các thống số trong nước thải sinh hoạt cần phải được đáp ứng là: 

Tham khảo: Nước thải sinh hoạt là gì, nước thải sinh hoạt gôm những thành phần nào

BOD – Nhu cầu Oxy sinh hóa

BOD hay còn gọi là nhu cầu oxy sinh hóa, đây được xem là lượng oxy hòa tan cần thiết cho các vi sinh vật hiếu khí phân huỷ các chất hữu cơ thành các phân tử nhỏ hơn. 

Khi BOD quá mức có thể làm cạn kiệt oxy cần thiết cho các vi sinh vật phát triển, từ đó tạo điều kiện cho tảo nở hoa, làm chết hệ sinh vật. Vì thế cần phải xây dựng hệ thống đạt chuẩn để có làm giảm lượng BOD ở mức cho phép.

Nitrat và photphat

Trong nước thải sinh hoạt chứa lượng Nitrat và photphat quá nhiều, nếu không được loại bỏ có thể sẽ làm tăng chỉ số BOD, từ đó tạo cơ hội cho tảo và thực vật phù du phát triển. Ngoài ra tình trạng này còn gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm chết các vi sinh vật. Nitrat và photphat sẽ gây ô nhiễm cho nước thải bằng nhiều cách khác nhau, thường các yếu tố hình thành đến từ chất thải của con người, nước rửa thực phẩm, phân động vật, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu,…

Amoni – Ammonia

Trong nước thải sinh hoạt, Amoni hay còn gọi là Ammonia, với tổng NH3 và NH4+ được gọi là tổng Amoni tự do. NH4+ là dạng ion Amoni ít độc do đó với nước thải có amoni thì sẽ xử lý NH3 là chủ yếu. Nếu Amoni trong nước thải được xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người như

  • Gây phú dưỡng các hệ sinh thái dưới nước
  • Tiêu thụ lớn oxy trong nước
  • Ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật trong nước
  • Giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trùng nước và can thiệp vào công nghệ xử lý cấp nước
  • Tăng nguy cơ ô nhiễm nitrat và nitrit trong nước ngầm, có thể gây ung thư cho con người sau khi uống phải nước chứa Amoni

Men vi sinh Microbe-Lift N1 dùng để xử lý nitơ và Amoni trong hệ thống xử lý nước thải rất tốt. Hiệu quả giảm mùi amoniac, đồng thời tăng cường quá trình nitrat hóa hệ thống xử lý nước thải, giúp nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thích hợp xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, cao ốc, chung cư, văn phòng,… Ngoài ra, dòng men vi sinh Microbe-Lift N1 còn có các ưu điểm sau:

  • Vi sinh dạng lỏng kích hoạt nhanh, không cần ủ trước khi sử dụng.
  • Phù hợp cho các trường hợp có hàm lượng amoniac lên đến 1500 mg/L.
  • Giảm chi phí vận hành hệ thống và số lượng nhân công kiểm soát.

Theo QCVN 14:2008/BTNMT ta có bảng tổng hợp các chỉ số quan trọng của nước thải sinh hoạt sau khi xử lý như sau:

quy chuẩn nước thải sinh hoạt

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

377471110 1369830030289396 4735832373024184116 n

Để đảm bảo nước thải sinh hoạt đầu ra đạt chuẩn cần đến quy trình xử lý khoa học. Dưới đây là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt mà bạn có thể tham khảo.

Bể tiếp nhận

Bơm nước thải sinh hoạt và tách dầu mỡ trước khi đưa vào bể tiếp nhận. Quá trình này sẽ ngăn rác và các chất cặn bã khỏi nước thải để có thể nâng cao hiệu suất của của các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Bể điều hoà

Nước thải từ bể tiếp nhận được vận chuyển qua bể điều hoà và được sục khí liên tục để có thể đáp ứng cho quá trình xử lý tiếp theo không bị quá tải

Bể hiếu khí: 

Các giá thể sinh học có thể được bổ sung thêm vào bể hiếu khí nhằm nuôi dưỡng các vi sinh vật, tạo điều kiện tối ưu hơn cho quá trình Nitrat hóa và phân huỷ chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4,… đồng thời chỉ số BOD cũng giảm đáng kể.

Ngoài ra các vi sinh vật bám trên các giá thể thông qua quá trình chuyển động liên tục để có thể phân huỷ hiệu quả các chất hữu cơ. Do đó các vi sinh vật trong bể hiếu khí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân huỷ các chất hữu cơ ô nhiễm xuất hiện trong nguồn thải. 

Bể thiếu khí

Bể được thiết kế ở dạng môi trường thiếu khí, sau quá trình xử lý giúp khử hoàn toàn nitrat trong nước thải.

Bể tách bùn và bể lắng

Bể tách bùn là môi trường giữ lại các chất cặn bã, bùn và cát thu được từ các quá trình xử lý tại bể hiếu khí và bể lắng. Bể lắng bùn thông thường được thiết kế có tuổi thọ thấp hơn 3 năm. 

Bể khử trùng 

Từ phần nước trong lấy từ bể lắng, nước thải được vận chuyển trực tiếp sang bể khử trùng để xử lý bằng chlorine. Sau đó nước thải được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Ứng dụng trong xử lý loại nước thải

– Xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình

– Xử lý nước thải sinh hoạt nhà hàng, khách sạn.

– Xử lý nước thải sinh hoạt khu chung cư.

– Xử lý nước thải sinh hoạt trường học.

– Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

– Xử lý nước thải sinh hoạt xưởng sản xuất, công ty sản xuất.

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt

hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng để có thể nâng cao hiệu quả xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Vì thế việc sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng hiệu suất bể hiếu khí như bể Bể Aerotank, MBR, MBBR,… từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống xử lý nước thải vận hành trơn tru hơn. 

Vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND được xem là dòng sản phẩm cốt lõi trong dòng sản phẩm vi sinh môi trường, sở hữu quần thể vi sinh vật phân lập được nuôi cấy dưới dạng lỏng, mức độ hoạt động mạnh từ 5 đến 10 lần so với men vi sinh thông thường. 

Men vi sinh Microbe-Lift IND hỗ trợ tăng hiệu quả xử lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhờ vào:

  • Tỉ lệ giảm các chỉ số BOD, COD, TSS rất cao
  • Tránh hiện tượng vi sinh vật chết do tải lượng nước thải đầu vào quá mức 
  • Khôi phục nhanh sau khi hệ thống xử lý gặp sự cố
  • Chứa chủng vi sinh khử Nitrat – Pseudomonas sp giúp giảm bớt lượng Nitơ tổng, Nitrit, Nitrat, Ammonia. Từ đó tăng cường quá trình khử nitrat vô cùng hiệu quả.
  • Giảm mùi hôi phát sinh và giảm bớt lượng bùn thải.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 dùng để xử lý nitơ và Amonia trong hệ thống xử lý nước thải rất tốt. Hiệu quả giảm mùi amoniac, đồng thời tăng cường quá trình nitrat hóa hệ thống xử lý nước thải, giúp nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thích hợp xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, cao ốc, chung cư, văn phòng,… Ngoài ra, dòng men vi sinh Microbe-Lift N1 còn có các ưu điểm sau:

  • Vi sinh dạng lỏng kích hoạt nhanh, không cần ủ trước khi sử dụng.
  • Phù hợp cho các trường hợp có hàm lượng amoniac lên đến 1500 mg/L.
  • Giảm chi phí vận hành hệ thống và số lượng nhân công kiểm soát.

___________________________

Với những chia sẻ hữu ích trên, mong rằng bạn có thể xây dựng được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp. Ngoài ra để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua Hotline: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký