Hiện tượng bùn không lắng tốt là tình trạng hệ thống không xử lý được triệt để lượng chất hữu cơ trong nước thải. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn lắng không tốt. Mỗi nguyên nhân sẽ có các giải pháp khắc phục cụ thể khác nhau.
Các nội dung chính
Hiện tượng bùn không lắng tốt
Hiện tượng bùn không lắng tốt là tình trạng hệ thống không xử lý được triệt để lượng chất hữu cơ trong nước thải. Khi lấy mẫu nước từ bể sinh học bằng một cốc đong thủy tinh, sẽ dễ dàng nhận thấy có rất nhiều cặn lơ lửng, bùn mịn, màu nước đục, không tách được bùn và nước. Nếu lượng nước này trôi qua bể lắng, sau đó xả thải mà hệ thống không có công đoạn xử lý hóa lý phía sau, chắc chắn rằng, nước đầu ra sẽ bị vượt các chỉ tiêu như: BOD, COD, TSS và một vài chỉ tiêu khác.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn lắng không tốt. Mỗi nguyên nhân sẽ có các giải pháp khắc phục cụ thể khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của trường hợp của mẫu nước như hình dưới đây:
Tại sao bùn không lắng tốt?
Như chúng ta đã biết, cơ chế xử lý chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải là việc ứng dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải như: Hydrocarbon, hợp chất Sunfit, Ammonia, hợp chất Nitơ… Dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm.
Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất có trong nước thải làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Như vậy, việc tăng mật độ vi sinh (bùn hoạt tính) và giảm lượng chất hàm lượng ô nhiễm được đánh giá là hiệu quả của quá trình xử lý.
Nếu quan sát mẫu nước thải trong hình dưới đây, có thể nhận thấy hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong mẫu nước rất nhiều. SVI đạt dưới 5%. Đánh giá sơ bộ hệ vi sinh thiếu và không đủ hoạt tính để xử lý chất ô nhiễm. Bùn không lắng tốt.
Giải pháp xử lý tình trạng bùn không lắng
Khi gặp vấn bùn không lắng trên bạn không cần lo lắng quá. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Kiểm tra lại dinh dưỡng theo tỷ lệ cân bằng C:N:P = 100:5:1. Đánh giá lại hàm lượng cần bổ sung cho hệ thống. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho vi sinh hoạt động. Thiếu thành phần nào bổ sung thành phần đó thêm vào hệ thống.
- Bước 2: Kiểm tra pH đã nằm trong điều kiện hoạt động của vi sinh vật chưa. Thông thường, kiểm soát pH trong bể hiếu khí nằm trong khoảng 6,6 – 8. Nếu pH thấp có thể bổ sung bằng xút. Nếu pH quá cao có thể sử dụng H2SO4 hoặc HCl để cân bằng.
- Bước 3: Kiểm tra lại hoạt động của các thiết bị và cơ chế hoạt động của mỗi thiết bị. Điều chỉnh máy thổi khí đảm bảo cung cấp đủ lượng khí. DO trong bể hiếu khí, đảm bảo > 2mg/l. Điều chỉnh bơm tuần hoàn bùn hoạt động đủ lưu lượng tuần hoàn về. Lượng bùn tuần hoàn đã được tính toán trong bảng thiết kế kỹ thuật.
- Bước 4: Kiểm tra dung tích các bể. Đảm bảo đủ thời gian lưu nước cần thiết.
- Bước 5: Sau khi kiểm tra lại toàn bộ các yếu tố được nêu ở 4 bước trên, tiến hành việc nuôi cấy lại hệ vi sinh. Giảm lượng nước thải trong bể hiếu khí còn khoảng 30 – 50% thể tích bể. Tính toán lượng vi sinh hoặc bùn hoạt tính cần bổ sung. Đổ vi sinh hoặc bùn hoạt tính cho bể sinh học theo liều lượng đã tính toán và tần suất hướng dẫn.
- Bước 6: Kiểm tra bùn mỗi ngày để đánh giá sự phát triển của vi sinh. Kiểm soát kỹ các thông số pH, DO để kịp thời điều chỉnh.
Tham khảo: Nên xử lý bùn khó lắng bằng hóa chất hay vi sinh
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc thông tin cần hỗ trợ để xử lý tình trạng bùn không lắng, hãy liên hệ ngay team Microbe-Lift để được giải đáp.
Ngoài việc bùn lắng không tốt, trong quá trình vận hành bể còn gặp rất nhiều trường hợp như bể aerotank nổi bọt, bùn không lắng….Tham khảo bài viết cách khắc phục sự cố khi vận hành bể Aerotank để hiểu cách xử lý những trường hợp này.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh