kp 1

Khắc phục sự cố vi sinh bị sốc tải trong bể sinh học

Sự cố vi sinh bị sốc tải trong bể sinh học là sự cố thường gặp trong quá trình vận hành. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra.

Ở nội dung bài viết này, Đất Hợp sẽ nêu cụ thể giải pháp khắc phục tình trạng bùn bị sốc tải. Với 2 nguyên nhân khiến bùn trương nở và nổi bọt trước dẫn đến vi sinh bị sốc tải. Các nguyên nhân khác như kỹ thuật vận hành, yếu tố công nghệ … sẽ được đề cập ở bài viết sau.

Hiện tượng bùn trương nở trong bể sinh học:

kp 2
Hình 2. Bùn trương nở.

Nguyên nhân:

Đa số trường hợp bùn trương nở là do vi sinh dạng sợi phát triển quá mức. Do sự  thiếu hụt của thức ăn (tỷ số F/M thấp) hay các chất vi dưỡng. Hoặc do DO thấp, hay tải trọng hữu cơ nước thải cao, và nước thải chứa thành phần độc hại.

Khắc phục:

  • Dùng thuốc diệt khuẩn như clo hoặc H2O2
  • Liều lượng Clo:
    • Một số nhà máy cần sử dụng liều bảo trì ở một vài thời điểm nhất định trong năm.
    • Liều lượng có thể thay đổi từ 0.5g Clo/ngày/kg (MLSS) đến 5g Clo/ngày/kg.
  • Đối với các nguyên nhân không từ các vi khuẩn sợi:
  • Giảm thải loại bằng cách giảm WAS
    • Giải pháp này sẽ tăng chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng và sau đó giảm tỷ lệ F/M (thức ăn/vi sinh)
    • Nếu nguyên nhân là từ các vật liệu độc hại, cần truy rõ nguồn gốc và thực hiện các biện pháp giải quyết triệt để nguồn độc hại này.
  • Kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu DO (đảm bảo >=2 mg/l)
  • Xả thải bớt bùn dư và châm vi sinh MicrobeLift IND để cải thiện tình trạng gây chết vi sinh vật trong bể sinh học. Lúc đầu châm vi sinh từ từ vào hệ thống sau đó nâng liều châm theo nhà sản xuất khuyến cáo. Đến khi đạt hiệu quả như mong muốn thì dừng lại.
kp 3
Hình 2. Sản phẩm vi sinh Microbelift IND giải quyết tình trạng vi sinh bị sốc tải.

Luôn luôn nhớ bổ sung chất dinh dưỡng để cân bằng hệ số C:N:P đảm bảo đủ điều kiện cho vi sinh vật phát triển tối ưu.

>>>Xem thêm: 04 lý do nên chọn vi sinh Microbe-Lift IND bổ sung cho bể sinh học hiếu k

Hiện tượng bọt nổi trong bể sinh học:

Nguyên nhân

  • Nước thải đầu vào có tải trọng hữu cơ cao; vi sinh vật đang yếu sẵn nhưng vẫn nhận tải xử lý bình thường.
  • Bể sinh học bị nhiễm độc.
kp 4
Hình 3. Bọt trắng nổi tại bể sinh học.

Biểu hiện

  • pH trong bể sinh học giảm còn 4,5-5;
  • Bọt nổi trong bể lắng thường to, dễ vỡ khi gặp nước, nhưng sẽ mịn và khó vỡ khi tưới nước nhiều vào để phá bọt lớn.

Khắc phục

  • Kiểm soát chặt chẽ chỉ tiêu DO (đảm bảo >=2 mg/l)
  • Xả thải bớt bùn dư và châm vi sinh MicrobeLift IND để cải thiện tình trạng gây chết vi sinh vật trong bể sinh học. Lúc đầu châm vi sinh từ từ vào hệ thống sau đó nâng liều châm theo nhà sản xuất khuyến cáo đến khi đạt hiêu quả như mong muốn thì dừng lại.
  • Có thể pha loãng nước thải đầu vào tiến hành cho nước thải vào để đào thải chất thải khó phân huỷ ra khỏi bể.

Tham khảo: Bể Aerotank bị nổi bọt và cách xử lý

Nếu hệ thống của Bạn đang gặp sự cố vi sinh bị sốc tải trong bể sinh học. Hãy liên hệ ngay với Đất Hợp để được đội ngũ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết nhé.

Theo dõi Fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift để cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường và các phương án xử lý nước thải hiệu quả nhé!

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời