khi nào cần rửa màng MBR

Khi nào cần rửa màng MBR? Quy trình rửa màng MBR trong xử lý nước thải

Xử lý nước thải bằng màng MBR đang là phương pháp vô cùng phổ biến hiện nay, được đông đảo người lựa chọn vì sự hiện đại và hiệu quả. Tuy nhiên, đưa vào sử dụng là một việc, biết cách bảo quản để nâng cao tuổi thọ của màng MBR là một việc khác mà đôi khi nhiều người chủ quan bỏ qua. Mời bạn hôm nay cùng Biogency tìm hiểu thêm về quy trình rửa màng MBR và trả lời câu hỏi Khi nào cần rửa màng MBR xử lý nước thải nhé!

Vì sao phải vệ sinh màng MBR?

Công nghệ MBR là một công nghệ xử lý nước thải tiên tiến và ấn tượng, được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và áp dụng. MBR là sự kết hợp giữa công nghệ màng và phương pháp truyền thống. MBR mang tới hiệu quả khử hoàn toàn cặn lơ lửng ở dòng ra, khả năng khử trùng được đánh giá rất cao. Một điều đặc biệt nữa chính là phương pháp này có thể tối đa hàm lượng các chất hữu cơ, nhất là Nitơ.

Nhờ những đặc điểm nổi trội mà công nghệ màng MBR được ứng dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước thải. Tuy nhiên, đi cùng với hiệu quả tân tiến thì các màng sinh học cũng như những trang thiết bị khác, để hoạt động được hiệu quả thì cần trải qua quá trình bảo trì bảo dưỡng định kỳ thì màng MBR mới phục hồi khả năng xử lý của nó.

Lý do mà chúng ta cần phải làm sạch màng MBR là để loại bỏ các chất bẩn bám dính trên màng sau thời gian sử dụng, nhằm phục hồi giá trị TMP. Chính vì vậy việc vệ sinh màng khá là quan trọng. Để thực hiện tốt thì người thực hiện cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. 

2 cách thường dùng để bảo trì màng MBR:

  • Làm sạch màng bằng cách ngâm hoàn toàn trong hóa chất.
  • Làm sạch màng bằng cách thổi khí: đưa dòng khí thổi từ dưới lên để hình thành bọt khí di chuyển vào khu vực trung tâm màng đi theo lỗ rỗng ra ngoài đồng thời đẩy hết cặn bám khỏi màng.

Khi nào cần rửa màng MBR xử lý nước thải?

khi nào cần rửa màng MBR

Đây chính là câu hỏi mà chúng ta cần giải đáp triệt để trong bài. Với những tính năng, ưu điểm của màng MBR và lý do mà chúng ta nên vệ sinh, cọ rửa màng MBR thì một điều ai cũng quan tâm tiếp theo là khi nào cần rửa màng MBR. Câu trả lời là khi bạn nhận thấy các dấu hiệu sau trong quá trình sử dụng màng lọc MBR xử lý nước thải:

Có dấu hiệu tích tụ chất rắn ở đầu màng lọc

Khi có chất rắn bám trên các cạnh màng thì đây chính là một trong những dấu hiệu ban đầu cho thấy màng lọc của bạn đang bị bẩn. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chất rắn và các bợn li ti như bùn, rỉ sét bám vào hai bên đầu màng. Khi chúng dần xuất hiện nhiều hơn bình thường, đây chính là dấu hiệu cho bạn biết màng MBR của bạn cần được vệ sinh sớm nhất có thể, tránh để lâu hơn bởi vì lượng chất rắn bám nhiều sẽ làm nghẽn màng, giảm khả năng xử lý nước thải của màng MBR.

Nguyên nhân của việc tích tụ chất rắn này thường là do công nghệ thiết kế cố định 2 đầu. Tùy thuộc vào chất bẩn tích tụ nhiều hay ít, bạn có thể rửa màng bằng vòi áp lực mạnh hoặc ngâm axit để tẩy màng.

Tăng áp suất hút màng

Áp suất hút màng là lượng áp suất cần thiết để đẩy nước qua màng. Nước thải cần xử lý càng đậm đặc, áp lực càng mạnh để có thể ép nước thấm qua. Vì nguyên lý này nên một khi màng MBR bị bám bẩn thì áp lực hút sẽ càng tăng cao hơn bình thường để ép nước đi qua. Khi bạn nhận thấy áp suất hút màng tăng mạnh hoặc có dấu hiệu tăng dần theo thời gian, chứng tỏ màng đã bị bám bẩn và đây là lúc cần rửa màng lọc MBR xử lý nước thải.

Chất lượng nước kém đi

Nếu nhận thấy khả năng loại bỏ muối của màng kém, đôi khi đi kèm với giảm lưu lượng lọc,… rất có thể màng MBR của bạn đang bị tắc nghẽn. Cũng có thể đây là biểu hiện của xử lý sơ cấp ban đầu chưa hiệu quả. Để đảm bảo hiệu suất xử lý nước thải của màng MBR, bạn nhớ kiểm tra thành phần của nước đầu vào, đồng thời xử lý sơ cấp tốt để giúp màng lọc làm việc nhẹ nhàng và tăng độ bền theo thời gian.

Phát sinh mùi hôi và nấm mốc

Nguyên nhân thông thường khiến màng MBR phát sinh mùi hôi khó chịu chủ yếu là do vi khuẩn sinh sôi. Tình trạng này có thể là do các chất nhờn tích tụ ở bề mặt màng lọc hoặc có nấm mốc phát triển dọc theo các đầu. Theo lý thuyết thì vi sinh có khả năng tiết ra một số enzyme để kháng nấm, nhưng khi có tình trạng nấm xuất hiện thì rất nhiều khả năng là vi sinh trong bể cũng có vấn đề. Và đây là lúc màng lọc MBR của bạn cần được vệ sinh.

Trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng một số loại chất diệt khuẩn hoặc axit citric. Sử dụng một lần có thể làm sạch chất bẩn sinh học trong khoảng 3 tháng hoặc nhiều hơn để khiến cho chúng không phát triển trở lại.

Quy trình rửa màng MBR xử lý nước thải

quy trình rửa màng MBR

Dưới đây là toàn bộ quy trình rửa màng lọc MBR bằng cách ngâm hóa chất mà Biogency đã tổng hợp chi tiết lại, các bạn tham khảo để tiến hành vệ sinh màng ngay khi màng lọc MBR mình đang sử dụng có các dấu hiệu đã nêu trên nhé!

  • Để bắt đầu quá trình rửa màng MBR, cần xả sạch nước có trong bể MBR.
  • Tiếp theo là bước vệ sinh sơ bộ trước khi chính thức tiến hành rửa màng: Sử dụng nước sạch xịt rửa bùn cũng như các chất cặn bẩn bám dính trên màng.
  • Chuẩn bị dung dịch vệ sinh màng. Tiêu chuẩn và tỷ lệ được khuyến nghị như sau: Lấy tiêu chuẩn là bồn rửa có thể tích 5m3 thì cần cho nước sạch vào khoảng 2/3 bồn, tiếp theo pha 130 lít HCl nồng độ 30% vào bồn, khuấy đều và tiếp tục xả nước sạch vào cho đến khi đạt tới 4m3.
  • Cho màng lọc vào bồn ngâm trong khoảng thời gian 2 tiếng. Cần lưu ý là ngâm ngập toàn bộ màng trong dung dịch.
  • Sau khi ngâm màng trong dung dịch axit HCl đủ thời gian khuyến nghị, bạn lấy màng ra và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ hết lượng axit HCl còn đọng trên màng.
  • Tiếp theo ta xả bỏ toàn bộ dung dịch HCl trong bồn rửa, làm sạch bồn và đổ vào bồn lượng nước sạch tới 2/3 bồn, cho tiếp 100 lít dung dịch Javel (NaOCl) có nồng độ 10% vào. Tiếp tục xả nước vào bồn cho đến khi đạt thể tích 4m3 thì ngâm màng lọc đã qua làm sạch HCl vào. Thời gian ngâm chìm là 6 giờ đồng hồ. Thực hiện tương tự các bước này với các lượt màng còn lại (nếu không xử lý được hết toàn bộ màng trong 1 lần, cần bổ sung thêm hóa chất trong các lượt sau để đảm bảo đủ nồng độ của dung dịch).
  • Sau khi hoàn tất quy trình xử lý bằng Javel, lấy màng ra và rửa sạch lại bằng nước.
  • Bước cuối cùng ta lắp màng trở lại vào hệ thống MBR và vận hành như bình thường. Có một lưu ý đối với màng MBR mà bạn cần nhớ là phải luôn giữ màng ẩm bằng cách thường xuyên xịt nước.

Đó là toàn bộ quy trình rửa màng MBR xử lý nước thải. Cách rửa màng bằng cách ngâm toàn bộ trong hóa chất được đánh giá là hiệu quả, giúp màng sạch sâu và loại bỏ cặn bám triệt để. Khi thấy màng MBR của bạn có các dấu hiệu đã nêu, hãy cân nhắc phương thức vệ sinh màng phù hợp, đặc biệt nên tham khảo qua quy trình rửa màng mà Biogency vừa cung cấp để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.

———————–

Với những thông tin chi tiết về những dấu hiệu cho thấy khi nào cần rửa màng MBR, cũng như quy trình rửa màng, Biogency hy vọng các độc giả đã giải đáp được những thắc mắc của mình liên quan tới màng MBR xử lý nước thải. Mọi thông tin cần tư vấn, hỗ trợ các bạn vui lòng liên hệ với Biogency qua Hotline  0909 538 514.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký