thành phần nước thải chăn nuôi heo

Nguồn gốc và thành phần nước thải chăn nuôi heo – Đâu là phương án xử lý tối ưu?

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là ngành chăn nuôi heo trong những năm gần đây phát triển khá nhanh. Hàng triệu tấn nước thải chăn nuôi được thải ra môi trường mỗi năm, gây áp lực rất lớn cho các tổ chức và người chăn nuôi trong việc quản lý và xử lý chất thải của họ. Vậy nguồn gốc và thành phần nước thải chăn nuôi heo là gì? Đâu là phương án xử lý tối ưu?

Nguồn gốc của nước thải chăn nuôi heo

thành phần nước thải chăn nuôi heo

Nguồn nước thải chính từ các trang trại chăn nuôi (ở đây là nước thải chăn nuôi heo) chủ yếu đến từ:

+ Nhân viên, công nhân sử dụng nước để vệ sinh, chuẩn bị bữa ăn, pha chế thuốc và khử trùng.

+ Nước tiểu của các loại gia súc trong trang trại

+ Nước tắm cho heo

+ Nước rửa chuồng trại

+ Nước mưa chảy tràn trên bề mặt (nước mưa chảy tràn có hàm lượng chất ô nhiễm bề mặt thấp được trại thu gom và chảy vào hồ và bãi lọc trước khi xả ra ngoài môi trường).

Tác động của nước thải chăn nuôi heo đối với hệ sinh thái

Tác động đến mọi người

Con người và động vật bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước thải chăn nuôi. Nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm nếu không được xử lý kịp thời sẽ có mùi khó chịu và chất độc hại, dễ dẫn đến động vật, cây trồng bị chết, bẩn chuồng trại, khiến con người mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu,…

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, tả, thậm chí ung thư do tiếp xúc trực tiếp với giun, vi khuẩn, vi rút, nấm và mầm bệnh có trong nước phân gia súc. Nước thải chăn nuôi heo chứa vi khuẩn E.coli, trong quá trình ăn uống, hít thở, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh nguy hiểm như cúm, H5N1, H1N1, các bệnh tai mũi họng, lở mồm long móng,…. gây hại.

Ảnh hưởng đến môi trường

Môi trường thuận lợi là điều kiện lý tưởng cho sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật. Tuy nhiên, nước thải chăn nuôi lại chính là một phần nguyên nhân dẫn đến suy thoái nước ngầm. Nước giếng và nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính, do nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm không được chôn lấp hợp lý nên nước giếng và nước ngầm ở một số vùng nông thôn ngày càng cạn kiệt.

Mặt khác, phân heo được dùng làm phân bón cho cây trồng, nhưng phải dùng với hàm lượng thích hợp, nhiều quá sẽ gây úng, thối rễ cho cây cối.

Thành phần nước thải chăn nuôi heo

thành phần nước thải chăn nuôi heo

Thành phần có trong nước thải chăn nuôi heo

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo phụ thuộc nhiều vào thành phần và tính chất của từng cơ sở và nước thải trang trại chăn nuôi. Vì vậy, để có được quy trình xử lý nước thải đạt hiệu quả tối ưu, các doanh nghiệp chăn nuôi cần hiểu rõ thành phần, tính chất của nước thải để xử lý đúng cách, xây dựng phương án xử lý phù hợp và quy trình cụ thể. Nước thải chăn nuôi heo là loại nước thải rất điển hình với lượng nước thải lớn và chứa các thành phần đặc trưng sau:

Chất hữu cơ và vô cơ

Các hợp chất hữu cơ chiếm 70-80%, bao gồm cellulose, protein, axit amin, chất béo, hydrocacbon và các dẫn xuất của chúng trong phân và thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ thì đều dễ dàng bị phân hủy. Chất vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất, muối, urê, muối amoni, muối clorua …

Nitơ và Photpho

Gia súc, gia cầm có khả năng hấp thu N và P kém nên khi ăn phải thức ăn chứa N và P sẽ bị đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Do đó, nước thải chăn nuôi heo sẽ chứa hàm lượng N và P cao.

Vi sinh vật gây bệnh

Ngoài các chất hữu cơ, vô cơ, N và P, nước thải chăn nuôi heo còn chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, vi rút và trứng giun sán.

Các tiêu chí cần thiết để xử lý nước thải chăn nuôi

+ Ứng dụng các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả như hóa – lý – sinh – trong hệ thống xử lý nước thải để ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nước thải đầu ra.

+ Xây dựng kế hoạch – quá trình xử lý riêng biệt, các hộ chăn nuôi hiểu rõ cách xử lý nước thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường.

+ Nước thải chăn nuôi heo được xử lý bằng cách xây dựng các hầm biogas để tạo ra năng lượng và giảm lượng khí thải độc hại.

+ Hình thành mô hình chăn nuôi khép kín nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý có thể nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, tối ưu cả về kinh tế và độ hiệu quả.

Phương án xử lý các thành phần nước thải chăn nuôi heo tối ưu

Mặc dù đã sử dụng nhiều phương pháp xử lý nước thải kết hợp công nghệ khác nhau nhưng chất lượng nước thải sau xử lý của một số trang trại vẫn không đạt QCVN 62 MT: 2016/BTNMT đối với nước thải chăn nuôi.

Quy chuẩn nước thải chăn nuôi heo theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT:

STT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6-9 5.5-9
2 BOD5 mg/l 40 100
3 COD mg/l 100 300
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150
5 Tổng Nitơ mg/l 50 150
6 Tổng Coliform MPN hoặc CFU/100 ml 3000 5000

Quy chuẩn QCVN 62-MT: 2016/BTNMT áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 5m3 trở lên mỗi ngày, bao gồm BOD5, COD, pH, chất rắn lơ lửng, tổng nitơ, giá trị coliforms tối đa cho phép. Đối với các cơ sở có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/ngày phải có hệ thống thu gom, xử lý đủ công suất hoặc hệ thống xử lý, lắng, ủ nước thải trước khi xả thải ra môi trường

Hiện nay đã có rất nhiều mô hình áp dụng nhiều công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi, bao gồm: công nghệ ủ phân compost, công nghệ Biogas , hồ sinh học,… Trong đó, nhiều cơ sở chăn nuôi nghệ lựa chọn sử dụng công nghệ Biogas, bởi vì:

+ Giúp kiểm soát mùi hôi chăn nuôi heo tối ưu.

+ Giảm mức độ ô nhiễm trong tính chất nước thải.

+ Đồng thời, có thể tận dụng khí sinh học Biogas để làm chất đốt.

Tham khảo: Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo

Để giảm nồng độ chất ô nhiễm, chất thải phải được phân hủy hoàn toàn. Một cách đơn giản và tiết kiệm chi phí để tăng hiệu quả xử lý phân heo bằng hầm biogas là bổ sung men vi sinh chuyên biệt. Microbe-Lift BIOGAS chính là dòng men vi sinh phù hợp để nâng cao hiệu quả xử lý hầm Biogas, sản phẩm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, với hàng loạt ưu điểm vượt trội như: khả năng kích hoạt nhanh, dễ sử dụng, thích ứng mạnh với vi sinh vật có sẵn, năng suất xử lý gấp 5-10 lần vi sinh thông thường. Được nhiều cơ sở, trang trại và hộ gia đình chăn nuôi hiện nay ứng dụng với hầm Biogas nhằm nâng cao hiệu suất xử lý.

______________________________

Liều lượng sử dụng của Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô của cơ sở và trang trại. Để được tư vấn chi tiết hơn về các cách xử lý nước thải chăn nuôi heo nói chung và cách sử dụng chi tiết sản phẩm Microbe-Lift BIOGAS nói riêng, xin hãy liên hệ với Biogency ngay hôm nay qua Hotline: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký