Lượng khí thải công nghiệp khổng lồ từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đã và đang là áp lực ô nhiễm lớn đối với môi trường sống, hệ sinh thái cũng như sức khoẻ của con người.
Các nội dung chính
Khí thải công nghiệp là gì? Phát sinh do đâu
Khí thải công nghiệp là một phức hợp đa dạng các chất thải dạng khí và bụi được thải ra trong quá trình sản xuất tại các nhà máy hay là xưởng sản xuất công nghiệp hoặc là dịch vụ công nghiệp.
Thành phần chính của khí thải công nghiệp thì thường là các chất khí độc hại như CO2 và CO, NOX, H2S, SOX…Thành phần, màu sắc, mùi khó chịu của khí thải sẽ tùy thuộc vào trong ngành công nghiệp và cả quá trình sản xuất. Tuy nhiên nhìn chung, khí thải công nghiệp đa phần sẽ rất độc hại và có thể gây nhiều bệnh rất nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp ở trong thời gian dài.
Các nguồn phát sinh khí thải công nghiệp phổ biến:
- Ngành nhiệt điện: Theo các báo cáo của Bộ Công Thương, thì nhiệt điện là một trong các ngành có lượng khí thải lớn nhất. Chỉ tính riêng những nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc, thì mỗi năm tiêu thụ trung bình 1,5 tấn than, sẽ tạo ra 20.000 tấn SO2, 4 triệu tấn CO2 và 8.000 tấn NOx và khoảng 5.000 tấn bụi.
- Ngành hóa dầu: Là một trong các ngành xả thải khí công nghiệp rất lớn chủ yếu là các loại khí CO2, NOx và chất H2S được xả ra trong suốt quá trình tinh lọc dầu thô.
- Ngành khai thác than: Đây là ngành khai thác đặc thù, có quá trình khai thác và chế biến than sẽ tạo ra lượng lớn bụi TSP, PM10 và những loại khí thải như CO, CO2, SO2.
- Ngành luyện kim: Ở trong những ngành công nghiệp nặng, thì ngành sản xuất thép có lượng khí thải rất là lớn. Theo ước tính sơ bộ, thì trung bình quá trình sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra tầm khoảng 10.000 m³ khí thải hỗn hợp và ở trên 100kg bụi ra ngoài không khí.
- Ngành sản xuất gạch và gốm sứ: Quá trình nung gạch, gốm và sứ trong các lò đốt thải ra rất nhiều những chất độc hại, trong đó nhiều nhất là chất CO2 và CO gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính môi trường xung quanh.
- Ngành sản xuất xi măng và phân bón: Những ngành sản xuất sử dụng hóa chất cũng sẽ có lượng khí thải rất lớn, trong đó những loại khí thải chứa lưu huỳnh là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí, mưa axit và gây ô nhiễm nguồn nước.
>>> Xem thêm: Tác động của việc xả nước thải công nghiệp chưa được xử lý
Khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ của con người ngày càng cao, đồng nghĩa số lượng nhà máy, xí nghiệp tăng không ngừng, đi kèm với đó là lượng khí thải công nghiệp khổng lồ với nồng độ ô nhiễm cao thải ra mỗi ngày gây nên những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến môi trường và tạo ra sự thay đổi của thiên nhiên.
Khí thải công nghiệp là nguyên nhân gây mưa axit
Mưa axit có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét khi khí SO2 và NO2 kết hợp với hơi nước trong khí quyển và tạo thành axit. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mưa axit xuất hiện ngày càng nhiều chính là do các hoạt động sản xuất công nghiệp của con người. Trong đó, lượng khí thải công nghiệp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các trận mưa axit.
Các cơn mưa axit là thảm họa thiên nhiên, gây nên các tác động khôn lường tới ao hồ, sông suối, động thực vật và hệ sinh thái nói chung. Lượng mưa axit có thể làm thay đổi nồng độ pH của ao hồ, thực vật chết cháy dưới cơn mưa axit… gây ra những tác động tiêu cực tới mùa màng của những người nông dân, tác động tới kiến trúc sự an toàn của con người, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các sinh vật sinh sống khu vực Bắc Cực (địa y, tuần lộc, nai tuyết).
Hiệu ứng nhà kính
Khí thải công nghiệp góp phần vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính, gây thủng tầng ozon, Trái Đất ngày càng nóng lên… Từ đó gây ra các biến đổi khí hậu thất thường như bão, lũ, mưa dài ngày, cháy rừng, sóng thần,… hệ sinh thái, nguồn nước đều bị ảnh hưởng xấu. Khi Trái đất nóng lên làm băng tan ở hai cực, ảnh hưởng nặng nề tới khí hậu và các loại sinh vật biển. Băng tan khiến các vùng đất thấp có thể bị nhấn chìm bởi nước biển…
Khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, ung thư phổi, nhiễm độc, rối loạn thần kinh,…
Để giảm thiểu những ảnh hưởng nghiêm trọng kể trên đòi hỏi các doanh nghiệp cần chú trọng tới khâu xử lý khí thải công nghiệp, làm sạch khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và sạch, cải tiến công nghệ sản xuất và quản lý chất thải, tăng cường kiểm tra và giám sát môi trường.
>>> Xem thêm: Các chỉ tiêu cần xử lý trong nước thải công nghiệp
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh