Khoáng đa lượng là những khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của tôm. Việc bổ sung các khoáng chất này đầy đủ và hợp lý sẽ giúp tôm lột xác tốt, tăng trưởng nhanh và giảm thiểu bệnh tật. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các loại khoáng chất đa lượng, bà con hãy theo dõi bài viết sau đây của Biogency nhé!
Các nội dung chính
Khoáng đa lượng là gì?
Khoáng đa lượng (Macrominerals) là những khoáng chất chất cần thiết để duy trì sức khỏe và đảm bảo các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường. Các loại khoáng quan trọng bao gồm Canxi (Ca), Phốt pho (P), Magie (Mg), Kali (K), Natri (Na), Lưu huỳnh (S) và Clo (Cl). Không chỉ riêng với con người, khoáng chất đa lượng cũng rất quan trọng đối với động vật, bao gồm cả tôm.
Nếu như thiếu khoáng đa lượng, tôm sẽ bị kém ăn, khó lột xác, chậm lớn và có những đốm đen trên đầu tôm. Bên cạnh đó, nếu không bổ sung đủ khoáng chất cần thiết, tôm có thể bị đục cơ và cong thân.
Tôm cần những loại khoáng đa lượng nào?
Để nuôi tôm thành công, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tôm là vô cùng quan trọng. Trong đó, khoáng đa lượng đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển và sức khỏe của tôm. Sau đây, Biogency sẽ giới thiệu cho bà con một số loại khoáng chất cần thiết cho tôm.
– Canxi (Ca)
Canxi là thành phần chính tạo nên lớp vỏ của tôm, đặc biệt là khi tôm lột xác. Canxi giúp đẩy nhanh tiến độ hình thành lớp vỏ của tôm và làm cho phần vỏ ngày càng cứng hơn. Bên cạnh đó, loại khoáng chất này còn có thể kết hợp với Phospholipid để điều hòa áp suất thẩm thấu cho tế bào. Ngoài ra, Canxi cũng rất cần thiết cho quá trình đông máu, các chức năng của cơ và dẫn truyền xung thần kinh.
– Photpho (P)
Photpho cũng là một thành phần thiết yếu có trong vỏ của tôm. Loại khoáng đa lượng này giữ vai trò là trung tâm chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Cùng với đó, Photpho còn có chức năng giúp ổn định độ pH trong cơ thể của tôm. Đặc biệt, Photpho là một nguyên tố có trong các khoáng chất quan trọng khác như Phospholipid, Phosphoprotein, Creatin phosphate,…
– Magie (Mg)
Magie là khoáng chất quan trọng giúp hoạt hóa một số loại Enzyme trong cơ thể tôm. Cùng với đó, loại khoáng đa lượng này giúp kích hoạt nhiều phản ứng hóa học trong quá trình chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ như Carbohydrate, Protein và Lipid. Không chỉ vậy, Magie cũng có chức năng cân bằng hàm lượng Axit và Bazơ trong nội bào.
– Natri (Na), Kali (K) và Clo (Cl)
Nhóm 3 loại khoáng chất Na, K và Cl có trong chất dịch và các mô mềm của cơ thể tôm. Các khoáng đa lượng này tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và cân bằng hàm lượng Axit-Bazơ. Đặc biệt, Natri còn tham gia vào dẫn truyền xung thần kinh cơ. Trong khi đó, Kali hỗ trợ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của tôm, giúp tôm phát triển khỏe mạnh.
– Lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh là một nguyên tố có trong nhiều loại Axit Amin (Methionin, Cystine), Vitamin (Thiamine, Biotin) và Insulin nội tiết tố. Chính vì vậy loại khoáng đa lượng này có vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, lưu huỳnh còn giúp hỗ trợ thải độc trong cơ thể cho tôm.
Cách bổ sung khoáng đa lượng khi nuôi tôm
Bà con có thể sử dụng các kit test để kiểm tra hàm lượng chất khoáng có trong nước nuôi tôm. Một số loại kit test nên dùng là Kit test Mg Sera, Kit test Ca Sera, Kit test Clo Sera,… Từ kết quả kiểm tra, bà con có thể đưa ra quyết định có nên bổ sung khoáng đa lượng hay không. Trường hợp nước ao đã có nồng độ khoáng tối ưu thì bà con không cần thêm vào nữa.
Hiện nay, có ba loại sản phẩm chính bao gồm khoáng tạt dạng bột, khoáng tạt dạng lỏng và khoáng bổ sung trực tiếp vào thức ăn của tôm. Theo khuyến cáo thì bà con nên bổ sung các loại muối khoáng tinh thể dễ dàng tan trong nước. Phương án là trộn trực tiếp khoáng vào thức ăn của tôm để đạt được hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng thêm khoáng tạt nguyên liệu để bổ sung kịp thời và nhanh chóng các khoáng chất cần thiết cho tôm.
Thời điểm thích hợp nhất để bổ sung khoáng đa lượng là vào chiều tối hoặc vào ban đêm. Đây là thời điểm mà tôm thường lột xác và có nhu cầu nhu cầu oxy tăng gấp đôi. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc mà tôm cần hấp thu lượng lớn khoáng chất từ trong nước để hình thành lớp vỏ mới.
Nếu bà con phát hiện tôm khó lột xác và bị mềm vỏ thì nên tạt định kỳ bột khoáng xuống ao với hàm lượng 1kg/1.000 m3. Đồng thời, bà con hãy trộn thêm khoảng 10ml khoáng nước cho 1kg thức ăn để khắc phục tình trạng này.
Đối với những con tôm có từ 30 – 65 ngày tuổi thì bà con cần đặc biệt bổ sung thêm Canxi và Magie. Hai chất khoáng này sẽ giúp tôm tăng trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh. Liều lượng khuyến cáo là 5ml khoáng nước/kg thức ăn. Bà con nên bổ sung khoáng đa lượng cho tôm 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý rằng bà con cần tìm mua khoáng tạt nguyên liệu ở những địa chỉ uy tín và đáng tin cậy trên thị trường. Tránh sử dụng các loại khoáng tạt không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Những sản phẩm kém chất lượng thậm chí có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tôm và làm ô nhiễm nguồn nước.
Qua bài viết trên, Biogency đã đồng hành cùng bà con tìm hiểu chi tiết về những loại khoáng đa lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của tôm. Có thể thấy, những khoáng này là vô cùng quan trọng và nên cần được bổ sung một cách thường xuyên. Nếu như bà con muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ với doanh nghiệp qua hotline 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: 6 nguyên nhân khiến tôm chậm lớn và cách khắc phục
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh