Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm?

Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm?

Chủ động phòng bệnh cho tôm ngay từ khi thiết kế ao nuôi là rất cần thiết để bà con giảm thiểu nguy cơ tôm nhiễm bệnh, đề phòng tình trạng chết hàng loạt gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bài viết này bà con hãy cùng Biogency đi chi tiết từng bước cụ thể để phòng bệnh cho tôm.

Thiết kế ao nuôi hợp lý, có hệ thống cấp, thoát nước tốt

Khi lựa chọn khu vực nuôi tôm, bà con nên ưu tiên vùng quy hoạch, có điều kiện nuôi tốt như nguồn nước đảm bảo, điện lưới ổn định, có máy phát công suất phù hợp, giao thông thuận tiện. Đặc biệt khu vực nuôi nên tránh xa các nguồn chất thải như nhà máy, xí nghiệp,… Sau đó bà con tiến hành thiết kế ao:

  • Bờ ao nuôi, ao lắng, ao chứa cần chắc chắn không rò rỉ hay xói mòn, sạt lở.
  • Độ sâu nước ao nuôi tối thiểu 1,1m với tôm thẻ chân trắng.
  • Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, đảm bảo không rò rỉ.
  • Không có cống thông giữa các ao.
  • Ao lắng có diện tích tối thiểu 15% tổng diện tích ao nuôi.
  • Có ai xử lý nước thải chung của vùng nuôi và riêng của cơ sở nuôi, cách ao nuôi, ao lắng ít nhất 10m, diện tích tối thiểu 10% tổng diện tích ao nuôi.
  • Khu vực chứa nguyên vật liệu cần có mái che, thông thoáng và khô ráo để đảm bảo bảo quản tốt nhất. Có biện pháp ngăn chặn côn trùng và động vật gây hại. Khu chứa xăng cần cách biệt ao.
  • Dụng cụ, thiết bị không dùng chung cho các ao. Sau khi dùng cần vệ sinh, diệt khuẩn, phơi khô.
Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm?
Ao lắng cực kì quan trọng trong hệ thống nuôi tôm, cả thâm canh, bán thâm canh lẫn siêu thâm canh.

Cải tạo, xử lý tốt ao nuôi trước khi thả tôm giống để phòng bệnh cho tôm

Bước tiếp theo cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh cho tôm chính là cải tạo ao nuôi. Biện pháp cải tạo ao tuỳ thuộc vào ao mới hoặc ao cũ. Đối với ao mới, bà con cho ngâm trong 2-3 ngày rồi xả để tháo rửa 2-3 lần, sau đó dùng vôi khử chua ở đáy và bờ.

Lượng vôi sử dụng tuỳ theo độ pH của đất đáy ao, chẳng hạn độ pH đất đáy ao 6-7 thì dùng khoảng 300-400kg/ha, pH 4-6 thì dùng 500-1000kg/ha. Sau rắc vôi bà con phơi ao 7-10 hôm, sau đó lấy nước đã lọc, tiến hành gây màu để chuẩn bị thả giống.

Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm?
Cải tạo ao cực kỳ quan trọng để phòng bệnh cho tôm.

>>> Xem thêm: Cách gây màu nước ao tôm

Đối với ao cũ, nếu là ao đất không lót bạt bà con tháo cạn nước, vét bùn đáy, cày xới đáy ao, tu sửa bờ ao. Nếu ao không tháo cạn nước được thì dùng máy cào chất thải về một góc rồi hút chất thải ra ngoài. Sau đó bón vô (CaO) liều lượng từ 40-100kg/1000m2 tuỳ theo độ pH, pH càng thấp bón vôi càng nhiều.

Trường hợp ao lót bạt bà con vệ sinh sạch bạt, phơi nắng 2-3 hôm, phun khử khuẩn bằng Chlorine nồng độ 10ppm từ đáy, bờ đến xung quanh ao. Nên thực hiện khử khuẩn vào tối muộn để tránh hiện tượng bốc hơi mạnh làm giảm hiệu quả cũng như gây độc cho người. Bà con cũng nên rào lưới quanh ao để hạn chế ký chủ trung gian xâm nhập gây bệnh.

Cho tôm ăn đầy đủ, đúng kỹ thuật

Bên cạnh việc chọn giống tôm khỏe mạnh, việc cho tôm ăn đúng cách, đủ lượng, đúng giờ cực kỳ quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Bà con tránh tâm lý tôm không đủ ăn sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng dư thừa, tích tụ gây ra các vấn đề nguy hiểm đối với tôm.

Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm?
Thường xuyên kiểm tra nhá thức ăn.

Liều lượng thức ăn cho tôm cần được tính toán phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm, thay đổi tuỳ theo biến động của môi trường, thời tiết,…

Ngoài ra, sau khi tôm ăn xong 1-1,5 tiếng bà con nên kiểm tra sàng ăn để đánh giá tình trạng ăn, hấp thụ của tôm, từ đó có phương án điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Về thời gian và địa điểm cho ăn bà con nên cố định để tạo thói quen cho tôm, hạn chế dư thừa. Lưu ý, khi cho tôm ăn bà con nên tắt quạt nước để tôm yên tĩnh tiêu thụ thức ăn, tránh tôm bị stress, hoảng sợ không tìm đến nhá.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, theo dõi hoạt động của tôm

Chất lượng nước ao đóng vai trò vô cùng quan trọng, bà con cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số và duy trì ở mức ổn định, các thông số quan trọng bao gồm nhiệt độ, oxy hòa tan (DO), độ mặn, độ trong, độ pH, khí độc (NH3, H2S). Tốt nhất nên kiểm tra mỗi ngày, riêng nồng độ khí độc bà con đo 2 lần/tháng để kịp thời khắc phục khi có sự biến động mạnh.

Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm?
Theo dõi chất lượng nước ao nuôi thường xuyên.

Có biện pháp ngăn ngừa tác động của môi trường

Đối với ao nuôi ngoài trời, chịu sự tác động của thời tiết (mưa kéo dài, nắng nóng kéo dài,…) bà con cần thường xuyên theo dõi thời tiết và trên hết nên chủ động có biện pháp ngăn ngừa. Chẳng hạn:

  • Vào mùa mưa bão bà con nên giảm lượng thức ăn, bổ sung vitamin C cho tôm. Chú ý giữ mức nước ao từ 1,2-1,5m, có ống thoát nước trên mặt để xả nước mưa tầng mặt, duy trì độ mặn, chất lượng nước ổn định. Không dùng quạt nước khi mưa, trữ bột hạt oxy để cung cấp, bón vôi theo liều lượng, rải vô dọc bờ để tránh hiện tượng phân tầng. Sau mưa tạt Zeolite để hỗ trợ quá trình xử lý nước, bổ sung vi sinh để tăng cường xử lý chất thải dư thừa.
  • Vào mùa nóng bà con chú ý nhiệt độ cao có thể làm giảm sức ăn tôm, có biện pháp chống nóng như nâng cao mực nước, sử dụng quạt thường xuyên, nhất là thời điểm nóng gắt và ban đêm.

Bổ sung men đường ruột, vitamin, khoáng chất để tăng đề kháng cho tôm

Để nuôi tôm khoẻ mạnh, hệ miễn dịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để phòng bệnh cho tôm bà con bổ sung vi sinh và các vitamin, khoáng chất theo từng giai đoạn phát triển của tôm cho phù hợp.

Vitamin

Bao gồm vitamin C, B1, B6, B12, A,D,E,… Trong đó vitamin C có ý nghĩa qua trọng hơn cả với tôm và thuỷ sản nói chung. Vitamin C giúp tôm giảm stress, tiêu thụ thức ăn tốt hơn, hạn chế các bệnh như chết đen ở tôm. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cần nhiều vitamin C hơn giai đoạn trưởng thành

Khoáng

Mặc dù chiếm một lượng rất nhỏ nhưng khoáng không thể thiếu để giúp tôm nhanh lớn và khỏe mạnh. Mức độ bổ sung khoáng từ 0.5-2% khẩu phần ăn, tuỳ thành phần mà liều lượng khoáng được sử dụng ửo từng giai đoạn khác nhau.

Vi sinh

Để phòng bệnh cho tôm và nuôi tôm khoẻ mạnh, an toàn bền vững thì bổ sung vi sinh là bước cực kỳ quan trọng. Vi sinh có nhiều loại, nhiều nhóm với các chức năng khác nhau, trong nuôi tôm bà con có thể lựa chọn các sản phẩm men vi sinh sau:

  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C làm sạch nước ao tôm.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 xử lý khí độc.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA xử lý đáy ao.
  • Men vi sinh Microbe-Lift DFM bảo vệ đường ruột tôm khỏe mạnh.
Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm?
Men vi sinh Microbe-Lift xử lý hiệu quả các vấn đề trong nuôi tôm.

Ưu điểm nổi bật của men vi sinh từ Microbe-Lift đó là sở hữu các vi sinh được nghiên cứu, phân lập có hoạt độ cao, dạng lỏng mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường, khả năng thích nghi tốt, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Men vi sinh an toàn, dễ sử dụng, không cần ngâm ủ để kích hoạt.

Chủ động phòng bệnh cho tôm là mục tiêu hướng đến của các mô hình nuôi tôm an toàn sinh học. Để phòng bệnh bà con cần nghiêm ngặt trong từng khâu, thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ lưỡng. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 5388 514.

>>> Xem thêm: Làm sao để kích thích tôm lột vỏ đồng loạt?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký