Nganh tom Chau A nam 2023 dang gap nhieu thu thach

Ngành tôm Châu Á năm 2023 đang gặp nhiều thử thách

Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định về sản lượng tôm dự kiến trong năm nay: chỉ tăng trưởng nhẹ và khả năng cải thiện giá tôm thấp ở khu vực Châu Á. Ngược lại, ngành tôm ở Nam Mỹ nhìn chung có nhiều cơ hội trong năm.

Ông Gorjan Nikolik, Trưởng bộ phận phân tích thủy sản Rabobank cho biết thêm, chính sự suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng thừa mứa tôm ngoài thị trường đã làm cho giá tôm suy giảm mạnh vào thời điểm cuối năm 2022, tương đối phù hợp với những dự báo trước đó đã đưa ra. Ông còn cho biết thêm rằng chỉ số giá tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở mức 4.4 USD/pound và bắt đầu giảm xuống 4 USD/pound vào khoảng tháng 6/2022, hiện nay chỉ còn ở mức 3.9 USD/pound, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra giá thành của thức ăn cho tôm cũng bắt đầu tăng, hơn hẳn 25% so với năm 2019 khiến ngành này gặp nhiều khó khăn.

Hiện trạng ngành nuôi tôm Châu Á

Dự đoán ngành nuôi tôm năm nay sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn khó khăn sau 1 năm nhiều thử thách. Khoảng đầu năm 2021, các quốc gia chuyên sản xuất tôm đều bắt đầu tập trung mở rộng nguồn cung. Tại Ấn Độ, cung ứng tôm tăng hơn 20% so với năm 2020. Thế nhưng vào đầu năm 2022, quốc gia này phải đối diện với các khó khăn và thách thức khác như dịch bệnh, thời tiết, chi phí thức ăn. Điều này cũng xảy ra tương tự ở Trung Quốc và dự kiến vào năm 2022 tốc độ tăng trưởng chung của sẽ xuống còn âm. Mặt khác, bệnh tôm chết sớm (EMS) và vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) làm tăng chi phí sản xuất, cùng với sự tăng nhanh giá thức ăn và giá tôm đã khiến nhiều trang trại không thể phát sinh lời và làm thu hẹp phạm vi ngành vì nhiều đơn vị nuôi đóng cửa.

Nhìn chung sản lượng tôm ở nước ta khá ổn định còn Indonesia có sự tăng trưởng nhẹ – đây là nước xuất khẩu phần lớn tôm sang Mỹ. Thế nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia con số này sẽ nhanh chóng giảm sút. Hiện trạng ngành nuôi tôm Châu Á – nơi chiếm hơn ⅔ sản lượng tôm thế giới đang ở mức đáng báo động vì nhiều người nuôi tôm đã dừng nuôi hoặc giảm tỷ lệ thả tôm. Đây được coi là lần đầu tiên tổng sản lượng tôm của Châu Á giảm mạnh kể từ năm 2013, trong khi đó tôm từ trước đến nay luôn là ngành tăng trưởng ổn định nhất và luôn đạt ở mức trung bình 4,7% trong suốt thập kỷ qua hoặc lâu hơn nữa. 

Kết quả khảo sát chung của Liên minh Thủy sản Toàn cầu tại hội nghị GOAL đã chỉ ra một số kết quả đáng mong đợi trong năm nay. Tuy là thế, ông Gorjan Nikolik vẫn cho rằng ngành nuôi tôm thực tế vẫn còn khá nhiều khó khăn. Những người tham gia khảo sát phần lớn đều kỳ vọng ngành nuôi tôm sẽ có tiến triển tích cực năm 2023 và Trung Quốc sẽ tiếp tục trở lại như một nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ lớn của ngành nuôi tôm. 

Nganh tom Chau A nam 2023 dang gap nhieu thu thach

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng những tác động lớn từ lũ lụt và hiện tượng các nhà hàng lần lượt đóng cửa do dịch COVID 19 đến ngành sản xuất và tiêu thụ tôm trong năm 2022, tuy nhiên điều này sẽ không tiếp diễn vào năm 2023. Những người tham gia khảo sát còn dự đoán thêm: Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% cùng với Ecuador trong năm 2023. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra nếu tất cả dịch vụ về thực phẩm của Trung Quốc mở cửa trở lại vào năm 2023, mặt khác, nhu cầu về tôm sẽ tăng mạnh hơn. Nhiều người dự báo rằng Ecuador sẽ xuất khẩu khoảng 700.000 tấn tôm sang Trung Quốc vào năm 2023 và Trung Quốc đạt sản lượng 800 – 900.000 tấn nội địa.

Ông Gorjan Nikolik còn khẳng định “Tôi không nghĩ nền kinh tế Châu Á sẽ có sự tách biệt hoàn toàn với nền kinh tế ở Phương Tây. Hiện tại rất khó để dự đoán chính xác mức tiêu thụ thực phẩm của Trung Quốc vì chỉ số này không phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế vi mô mà phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh COVID. Cụ thể, chỉ cần xuất hiện một vài trường hợp mắc COVID ở Thượng Hải, Chính phủ Trung Quốc sẽ áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt.”

Mặt khác, nhu cầu về tôm tại Châu Âu và Nam Mỹ đã bắt đầu giảm dần trong nửa cuối năm nay. Ông Nikolik nhận xét thêm “Tôi nhận thấy một sự chuyển dịch tại Mỹ trong mùa hè, cụ thể là tăng trưởng đã ở mức 2 con số trong nửa đầu năm 2022 nhưng hiện tại đã giảm xuống âm 2 con số. Bên cạnh đó, doanh số xuất tôm trong khoảng thời gian 8/2022 thấp hơn khoảng 20% so với tháng 7 trước đó.

Sản lượng tôm tại Nam Mỹ tiếp tục tăng trưởng

Doanh số tôm tại thị trường Nam Mỹ – cụ thể là Ecuador vẫn tăng (tăng 1,6%) trong tháng 8/2022. Sở dĩ thị trường tôm tại Ecuador có lợi thế hơn thị trường Châu Á tại Mỹ là vì tôm giá rẻ an toàn sinh học đã có mặt ở quốc gia này từ lâu, tuyến đường vận chuyển cũng thuận lợi khi xuất khẩu sang Mỹ, tạo lợi thế thị trường vô cùng thuận lợi. Ecuador cũng rất tích cực đầu tư vào các thiết bị chế biến để làm đa dạng hơn sản phẩm, trừ những thiết bị quá phức tạp.

Tổng sản lượng tôm của Ecuador năm 2023 dự đoán sẽ cao hơn 30% so với năm ngoái, sản lượng dự kiến là 1,3 triệu tấn và quy mô tăng trưởng sản lượng của nước này sẽ tiếp tục tăng. “Mức giá tôm trong năm 2023 sẽ tương đối yếu. Chi phí thức ăn đã đạt đỉnh, do đó sẽ có tiến triển, nhưng vẫn chưa đạt ngưỡng tốt để các đơn vị nuôi tôm Châu Á phát triển” – ông Nikolik cho biết thêm. Ngành tôm thế giới được dự kiến tăng trưởng khoảng 6 – 7% nhưng tới nay chỉ đạt 3%, đây là hiện tượng đáng báo động.

Có thể nói, đại dịch COVID-19 đi qua để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế – đặc biệt là trong ngành nuôi tôm Châu Á. Tuy nhiên vẫn rất nhiều người lạc quan và tin vào những tín hiệu tốt của ngành nuôi tôm trong năm nay ở cả Châu Á lẫn Nam Mỹ. Hãy thường xuyên theo dõi website https://microbelift.vn/ để cập nhật những tin tức mới nhất về nông nghiệp, thủy sản và môi trường nhé!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký