Sai lam thuong gap khi nuoi tom

Những sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

Việc nuôi tôm không tuân theo kỹ thuật nuôi là nguyên nhân hàng đầu khiến cho kết quả nuôi không đạt, có nghĩa là vừa tốn chi phí đầu tư nhưng lại không thu về được lợi nhuận xứng đáng. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi nuôi tôm khiến cho vụ nuôi của bà con thất bại.

Chọn con giống rẻ để tiết kiệm chi phí

Sau khi xây dựng ao nuôi tôm, con giống là yếu tố cần quan tâm tiếp theo để bước vào quá trình nuôi. Vì sao người ta hay nói “Chất lượng của tôm giống là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến thành/bại của vụ nuôi”? Đó là bởi nếu con giống khỏe, chất lượng đồng đều và sạch bệnh sẽ giúp quá trình nuôi ít rủi ro do mầm bệnh ủ trong tôm giống phát triển và lây lan trên toàn ao nuôi làm tôm còi cọc, chậm lớn và thậm chí là rớt đáy hàng loạt.

Tuy nhiên, nhiều bà con nuôi tôm hiện nay vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của tôm giống. Một phần vì thiếu vốn do đã dồn vào xây dựng cơ sở vật chất cho ao nuôi, một phần vì ngại liên hệ đến những trại giống uy tín, phải chờ đợi giống và giá cao hơn từ 2-3 lần so với giá tôm giống ở những chỗ khác, sợ bị lừa… và cũng có nhiều bà con suy nghĩ “con giống nào chẳng giống nhau”, về nuôi tốt, cho ăn nhiều là được. Những điều này đã vô tình làm vụ nuôi tôm của nhiều bà con bị thất bại.

01 Sai lam thuong gap khi nuoi tom
Chọn con giống rẻ để tiết kiệm chi phí là sai lầm thường mắc phải của nhiều bà con nuôi tôm

Do đó, để phòng tránh thiệt hại do tôm giống rẻ/kém chất lượng gây ra, bà con cần chọn con giống có chất lượng được đảm bảo, thể hiện qua: Tôm giống có xuất xứ rõ ràng, ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, đã được kiểm dịch và xét nghiệm PCR âm tính với những mầm bệnh nguy hiểm.

Một lưu ý quan trọng khi chọn tôm giống là: Bà con không nên chọn tôm giống có tôm bố mẹ địa phương để tránh gặp phải hiện tượng đồng huyết khiến tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ sống giảm.

Thả tôm nuôi với mật độ cao để gia tăng sản lượng

Đây là suy nghĩ của không ít bà con khi nuôi tôm. Bà con thường nghĩ rằng “Thả tôm nuôi mật độ cao thì chỉ cần cho tôm ăn nhiều là tôm vẫn phát triển tốt”, đây là một suy nghĩ sai lầm. Khi thả tôm nuôi với mật độ cao sẽ mang đến nhiều rủi ro trong quá trình nuôi, điển hình là tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm bị giảm đi do không đủ oxy và không gian để tôm hô hấp, phát triển; hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao làm gia tăng chi phí thức ăn; thức ăn thừa làm ô nhiễm nước, là nguyên nhân hình thành khí độc khiến tôm rớt đáy…

Do đó, thay vì nuôi tôm mật độ cao tiềm ẩn nhiều rủi ro, bà con nên thả nuôi với mật độ phù hợp để dễ chăm sóc, tôm có khả năng đạt size lớn cao và tránh kéo dài thời gian nuôi làm gia tăng chi phí. Mật độ nuôi phù hợp với tôm thẻ chân trắng là 60-80 con/m2, với tôm sú là 15-25 con/m2. 

Tham khảo: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp

Lạm dụng vôi nóng CaO để xử lý ao, xử lý nước

Vôi nóng CaO là nguyên liệu dễ tìm, dễ sử dụng và chi phí thấp, do đó có một số bà con thường lạm dụng chúng để xử lý ao và xử lý nước. Đặc biệt là khi sử dụng vôi liều cao để xử lý nước sẽ làm gia tăng lượng Ca2+ trong ao, vô tình sẽ làm giảm lượng vi sinh vật có lợi trong ao, giảm oxy hòa tan khiến tôm kém phát triển và dễ nổi đầu.

Do đó, bà con cần chú ý khi sử dụng vôi, cụ thể là:

  • Ở giai đoạn xử lý và cải tạo ao: Lượng vôi sử dụng phụ thuộc vào độ pH của đất. Ví dụ nếu pH của đất dao động từ 4,5-5,5 có thể bón 1,5-2,5 tấn vôi/hecta, và giảm dần khi pH tăng. Vôi được sử dụng trong giai đoạn cải tạo ao, rửa ao và diệt khuẩn là vôi CaO (có pH lên đến 12).
02 Sai lam thuong gap khi nuoi tom
Vôi bột CaO dùng trong giai đoạn xử lý và cải tạo ao nuôi tôm
  • Ở giai đoạn xử lý nước: Bà con chỉ nên bón vôi định kỳ khoảng 10 ngày/lần, thời gian bón vôi là vào giữa đêm – từ 21-22 giờ, liều lượng dao động khoảng từ 10-20 kg/1000m3 nước. Vôi được sử dụng để xử lý nước thường là vôi CaCO3 (có pH lên đến 9). Nếu pH trong ao đo được < 7,5, bà con có thể tăng lượng vôi CaCO3 lên 15-20 kg/1000m3 nước để nâng pH cho ao về khoảng phù hợp cho tôm phát triển.

Tham khảo: Cách sử dụng vôi trong ao tôm

Thúc tôm ăn quá nhiều

Cho tôm ăn quá nhiều không tốt như bà con vẫn nghĩ. Thông thường khi cho tôm ăn, tôm chỉ hấp thu được khoảng 30% trên tổng lượng thức ăn được cho xuống ao, phần còn lại sẽ tan vào nước và chìm xuống đáy. Do đó, nếu bà con cho tôm ăn nhiều không những làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), mà còn làm gia tăng ô nhiễm nước nuôi, tăng nguy cơ hình thành khí độc làm tôm chậm lớn, nổi đầu và rớt đáy.

Thay vì việc đầu tư chi phí vào thức ăn nhưng không mang lại nhiều hiệu quả, bà con nên tìm cách để gia tăng khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, giúp tôm hấp thu tối đa dưỡng chất từ thức ăn để phát triển tốt hơn. Một trong những giải pháp được nhiều kỹ sư thủy sản khuyên dùng là sử dụng thêm men đường ruột vào khẩu phần ăn của tôm. Men đường ruột sẽ có tác dụng:

  • Bổ sung hệ vi sinh có lợi vào đường ruột tôm, điển hình là 4 chủng: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis…
  • Giúp tôm phân giải thức ăn, tiêu hóa và hấp thu tối đa dưỡng chất.
  • Giúp đường ruột tôm to, khỏe, đồng đều và không đứt quãng.
  • Phòng tránh hiệu quả các bệnh liên quan đến đường ruột tôm, nhất là bệnh phân trắng.

Tham khảo: Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

03 Sai lam thuong gap khi nuoi tom
Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM

Lạm dụng quá nhiều kháng sinh

Kháng sinh được nhiều bà con nghĩ là “thần dược” trị bách bệnh cho tôm. Thế nhưng khi lạm dụng quá nhiều kháng sinh vô tình sẽ khiến tôm xảy ra hiện tượng kháng thuốc, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bị giảm dần hiệu quả theo thời gian. Hơn thế, khi thị trường đang hướng đến nuôi tôm sạch, ít sử dụng kháng sinh thì những ao nuôi tôm sử dụng nhiều kháng sinh cho tôm thương phẩm không đạt chất lượng, giá thành thấp.

Tham khảo: Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm

Do đó, bà con chỉ nên dùng kháng sinh trong ao nuôi tôm khi thật sự cần thiết, và sử dụng theo liều lượng được chỉ dẫn để tránh dư thừa kháng sinh trong ao nuôi. Để hướng đến nghề nuôi tôm bền vững, bà con nên áp dụng men vi sinh Microbe-Lift trong nuôi tôm để xử lý các vấn đề của nước (lợn cợn, khí độc, tảo tàn, bùn đáy, nhớt bạt…) để tạo môi trường tốt cho tôm phát triển, nâng cao đề kháng và giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. Và điều quan trọng là tôm sử dụng vi sinh cũng sẽ cho giá thành thương phẩm cao và ổn định hơn nhiều so với tôm dùng thuốc và kháng sinh.

Nếu bà con cần tư vấn thêm về giải pháp nuôi tôm sạch với men vi sinh, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được hướng dẫn chi tiết.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký