Nước thải chế biến gỗ: Nguồn gốc, thành phần và cách xử lý

Nước thải chế biến gỗ: Nguồn gốc, thành phần và cách xử lý

Nước thải chế biến gỗ là một trong những loại nước thải công nghiệp chứa nhiều chất ô nhiễm, bao gồm các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng và mảnh vụn gỗ. Nếu không được xử lý đúng cách, nguồn nước và hệ sinh thái sẽ bị ô nhiễm trầm trọng. Qua bài viết này, bạn hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu nguồn gốc và những ứng dụng để giảm lượng thải từ nguồn nước này nhé!

Nguồn gốc nước thải chế biến gỗ

Nước thải chế biến gỗ thường được tạo ra trong quá trình sản xuất và gia công nguyên liệu gỗ, bao gồm cả nước thải sinh hoạtnước thải công nghiệp. Các nguồn phát sinh chủ yếu của loại nước thải này bao gồm:

Nước thải sinh hoạt

Đây là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân và nhân viên trong nhà máy, bao gồm ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, nấu ăn,…. Loại nước thải này thường chứa các tạp chất hữu cơ như dầu mỡ, chất tẩy rửa và vi sinh vật.

Nước thải từ quá trình chế biến gỗ (hấp, luộc và ngâm gỗ)

Trong quá trình này, gỗ sẽ được xử lý bằng hóa chất để tăng tính chất vật lý và bảo quản. Nước thải phát sinh thường chứa các hợp chất hóa học từ chất tẩy, hóa chất ngâm tẩm gỗ cùng với lignin, mạt cưa, mùn gỗ và các chất thải hữu cơ khác.

Nước thải từ quá trình phun sơn gỗ

Trong quá trình hoàn thiện, gỗ thường được phun sơn để tạo lớp phủ bề mặt. Nước thải từ quá trình phun sơn chứa bụi sơn, các hạt màng dầu và chất dung môi hữu cơ như Benzen, Toluene, Xylene. Những hóa chất này không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân nếu không được xử lý an toàn.

Nước thải chế biến gỗ thường được tạo ra trong quá trình sản xuất.
Nước thải chế biến gỗ thường được tạo ra trong quá trình sản xuất.

Thành phần của nước thải chế biến gỗ

Dựa trên nguồn gốc phát sinh, chúng ta có thể phân loại và đánh giá được đặc trưng riêng của từng loại nước thải trong hoạt động sản xuất và chế biến gỗ. Cụ thể như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lửng, cặn bẩn cùng với một lượng lớn vi khuẩn và vi sinh vật gây hại phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân.
  • Nước thải sản xuất: Đặc trưng bởi hàm lượng chất ô nhiễm cao như COD (nhu cầu oxy hóa học) và SS (chất rắn lơ lửng). Ngoài ra, chất thải này còn chứa nhiều dung môi và hóa chất độc hại phát sinh từ quá trình sơn phủ, rửa thiết bị và xử lý bề mặt sản phẩm gỗ.
Nước thải sản xuất đặc trưng bởi hàm lượng chất ô nhiễm cao như COD và SS.
Nước thải sản xuất đặc trưng bởi hàm lượng chất ô nhiễm cao như COD và SS.

Cách xử lý nước thải chế biến gỗ hiệu quả

Nước thải chế biến gỗ chứa nhiều hợp chất hữu cơ, hóa chất độc hại, chất rắn lơ lửng và dung môi công nghiệp. Để xử lý hiệu quả nguồn nước thải chế biến gỗ, quy trình xử lý thường bao gồm các bước chính sau:

Bước 1: Bể lắng đầu vào (Lắng sơ cấp)

Đầu tiên, nước thải chế biến gỗ được dẫn vào bể lắng sơ cấp để loại bỏ các tạp chất nặng như mùn cưa, gỗ vụn và cặn rắn không hòa tan. Bể này hoạt động theo nguyên lý lắng trọng lực trong môi trường tĩnh, thường có chiều cao trên 4m và được thiết kế đáy hình nón để dễ dàng thu gom cặn. Phía dưới đáy bể được lắp đặt bơm hút bùn nhằm đưa bùn lắng đi xử lý định kỳ.

Nước thải chế biến gỗ được dẫn vào bể lắng sơ cấp để loại bỏ các tạp chất.
Nước thải chế biến gỗ được dẫn vào bể lắng sơ cấp để loại bỏ các tạp chất.

Bước 2: Bể điều hòa

Tiếp theo, nước thải được dẫn vào bể điều hòa để điều tiết lưu lượng và nồng độ ô nhiễm. Trong bể này, hệ thống thổi khí và khuấy trộn liên tục được vận hành để phân tán đều các chất ô nhiễm, đồng thời hỗ trợ bay hơi một phần dung môi và giảm bớt chỉ số COD trong nước.

Bước 3: Bể keo tụ

Tại đây, pH nước thải được điều chỉnh về mức tối ưu để gia tăng hiệu quả phản ứng keo tụ. Hóa chất PAC và Polymer Anion A1110 được châm vào bể thông qua hệ thống định lượng. Máy khuấy trộn tốc độ cao (khoảng 120 vòng/phút) giúp hòa tan đều hóa chất, tạo điều kiện hình thành các bông cặn nhỏ kết dính các chất ô nhiễm lại với nhau.

Bước 4: Bể tạo bông

Nước thải sau bể keo tụ tiếp tục chảy sang bể tạo bông, nơi các bông cặn nhỏ sẽ tiếp tục va chạm, kết dính và hình thành các bông có kích thước và khối lượng lớn hơn. Giai đoạn này rất quan trọng để nâng cao hiệu quả lắng trong bước tiếp theo.

Bước 5: Bể lắng hóa lý

Tại bể lắng hóa lý, các bông cặn lớn sẽ lắng xuống đáy nhờ quá trình lắng trọng lực trong môi trường siêu tĩnh. Phần nước trong tiếp tục chảy sang hệ thống xử lý sinh học, còn phần bùn lắng được hút định kỳ về bể tách bùn để xử lý riêng biệt.

Bước 6: Bể sinh học kỵ khí UASB

Nước thải được đưa vào bể sinh học kỵ khí UASB). Đây là bể sinh học tải trọng cao, hoạt động nhờ hệ vi sinh kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ, giúp giảm đáng kể BOD, COD trong nước thải chế biến gỗ. Bể này đóng vai trò tiền xử lý sinh học trước khi chuyển sang các bể hiếu khí.

Bước 7: Bể Anoxic và Aerotank

Nước thải tiếp tục được dẫn qua hệ thống kết hợp bể thiếu khí (Anoxic) và bể hiếu khí (Aerotank). Trong hai bể này:

  • Bể Anoxic: Vi sinh vật thiếu khí xử lý các hợp chất chứa Nitơ, Photpho thông qua quá trình khử Nitrat và giải phóng Photpho.
  • Bể Aerotank: Vi khuẩn hiếu khí tiếp tục phân hủy COD, BOD còn lại bằng cách sử dụng oxy hòa tan được cung cấp từ hệ thống thổi khí. Vi sinh vật tồn tại ở dạng lơ lửng sẽ hấp thụ chất ô nhiễm làm thức ăn và chuyển hóa thành sinh khối mới.

Bước 8: Bể lắng II (Lắng sinh học)

Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải chảy vào bể lắng II để tách bùn vi sinh ra khỏi nước. Các bông bùn sinh học lắng xuống đáy sẽ được:

  • Tuần hoàn một phần trở lại bể sinh học để duy trì nồng độ vi sinh.
  • Phần dư được đưa về bể chứa bùn để xử lý bằng máy ép bùn hoặc phương pháp phù hợp khác.
  • Phần nước trong sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn khử trùng.
Tuần hoàn một phần trở lại bể sinh học để duy trì nồng độ vi sinh.
Tuần hoàn một phần trở lại bể sinh học để duy trì nồng độ vi sinh.

Bước 9: Bể khử trùng

Tại bể này, hóa chất khử trùng được châm vào nhằm tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh, như E.Coli, Coliform… để đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn vi sinh trước khi xả ra môi trường.

Bước 10: Cột lọc áp lực

Tại bước này, nước được đưa qua cột lọc áp lực chứa các lớp vật liệu như sỏi, cát, than hoạt tính, đá lọc… để loại bỏ hoàn toàn cặn lơ lửng nhỏ, chất rắn siêu mịn và mùi còn sót lại. Sau khi qua cột lọc, nước đạt độ trong suốt cao và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để xả thải ra môi trường hoặc tái sử dụng cho mục đích phù hợp.

Ứng dụng men vi sinh để tăng hiệu quả xử lý nước thải chế biến gỗ

Men vi sinh Microbe-Lift IND là sản phẩm vi sinh chuyên dụng cho việc giảm các chỉ số ô nhiễm như BOD, COD và TSS. Với quần thể vi sinh cấy lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần so với vi sinh thông thường, Microbe-Lift IND sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả xử lý nước thải chế biến gỗ nhờ những đặc tính vượt trội sau:

  • Vi sinh trong Microbe-Lift IND giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng.
  • Công nghệ vi sinh lỏng giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ thống ngay cả khi có sự thay đổi đột ngột trong lượng nước thải vào hệ thống.
  • Trong trường hợp sự cố trong hệ thống xử lý, Microbe-Lift IND giúp tái thiết lại sự cân bằng của hệ vi sinh nhanh chóng, khôi phục hiệu quả xử lý nước thải.
  • Vi sinh Pseudomonas sp có trong Microbe-Lift IND giúp giảm Nitơ tổng dựa vào việc tăng hiệu suất quá trình khử Nitrat trong nước thải.
  • Vi sinh hoạt động mạnh giúp nâng cao khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong hệ thống xử lý, làm sạch nước hiệu quả.
Các chủng vi sinh trong Microbe-Lift IND giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải chế biến gỗ hiệu quả.
Các chủng vi sinh trong Microbe-Lift IND giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải chế biến gỗ hiệu quả.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn nguồn gốc và thành phần của nước thải chế biến gỗ. Từ đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều biện pháp xử lý phù hợp để tránh ảnh hưởng đến môi trường. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp men Microbe-Lift IND chất lượng để tăng hiệu quả khử thải thì có thể liên hệ với BIOGENCY qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến gỗ