Lưu lượng nước thải và nồng độ của nước thải từ quá trình chế biến thủy sản phụ thuộc chủ yếu vào: Thành phần của nguyên liệu thô, chất phụ gia được sử dụng, nguồn nước sử dụng và các công đoạn trong quá trình chế biến đã nêu trên.
Là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, các sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra, cá ba sa, tôm, mực…Sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản là một tin đáng mừng cho nước ta. Tuy nhiên, kéo theo đó, nó cũng mang đến tác động đáng kể đến môi trường do nước thải từ quá trình chế biến gây ra.
Các nội dung chính
Tác động của ngành chế biến thủy sản đến môi trường
Tác động của ngành chế biến thủy sản đến môi trường là không hề nhỏ, có thể kể đến như:
- Ô nhiễm không khí: Mùi phát sinh từ nơi lưu trữ chất thải trong quá trình xử lý hay khí thải từ các máy phát điện dự phòng, là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn của các nhà máy chế biến thủy sản.
- Ô nhiễm chất thải rắn: Chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ quá trình sơ chế, chế biến. Bao gồm vỏ cá và đầu.
- Ô nhiễm nước: Nước thải trong chế biến thủy sản chiếm 85 – 90% tổng lượng nước thải của nhà máy. Chủ yếu từ các quy trình rửa, xử lý, hoàn thiện, làm sạch nhà máy, dụng cụ.
Xem thêm: Thành phần của nước thải chế biến thủy sản
Các nguồn phát sinh nước thải trong quá trình chế biến thủy sản
Trong quá trình chế biến thủy sản, nước thải có thể được phát sinh từ các quá trình:
- Rã đông và sơ chế nguyên liệu.
- Làm vây, tách xương (phi lê), làm ruột
- Quá trình luộc, hấp, tẩm ướp gia vị…
Lưu lượng nước thải và nồng độ của nước thải từ quá trình chế biến thủy sản phụ thuộc chủ yếu vào: Thành phần của nguyên liệu thô, chất phụ gia được sử dụng, nguồn nước sử dụng và các công đoạn trong quá trình chế biến đã nêu trên.
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản
Trong quá trình chế biến thủy sản, sự khác nhau về nguyên liệu thô và sản phẩm cuối dẫn đến lượng nước tiêu thụ khác nhau. Ví dụ như:
- Cá da trơn : 5 – 7 m3/tấn sản phẩm
- Tôm đông lạnh: 4 – 6 m3/tấn sản phẩm
- Surimi (sản phẩm cua): 20 – 25 m3/tấn sản phẩm
- Hải sản đông lạnh: 4 – 6 m3/tấn sản phẩm
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản thường ở: màu, mùi, chất rắn không tan, chất rắn lơ lửng, mầm bệnh, chất hữu cơ không tan, chất dinh dưỡng…
- COD: 500 – 3000 mg/l, Ni-tơ: 50 – 200 mg/l, TSS: 200 – 1000 mg/l
- Khí H2S, NH3 được tạo ra bởi sự phân hủy các mảnh vụn thủy sinh trong nước thải hoặc phân hủy kỵ khí không hoàn toàn của các hợp chất protein và các axit khác. Ngoài ra, còn có mùi Clo trong quá trình khử trùng. (Tham khảo: Xử lý nito trong chế biến thủy sản)
- Màu sắc: Màu của nước thải chủ yếu do chất thải sinh hoạt và máu của động vật thủy sản trong quá trình chế biến.
Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản
Hiện nay, việc xử lý nước thải chế biến thủy sản thường được biết đến qua 4 phương pháp:
- Phương pháp cơ học: Bao gồm tách chất thải thô, tách dầu mỡ, loại bỏ TSS lớn.
- Phương pháp hóa lý: Bao gồm quá trình keo tụ tạo bông, tuyển nổi.
- Phương pháp hóa học: Bao gồm phương pháp trung hòa, oxy hóa khử.
- Phương pháp sinh học: Bao gồm phương pháp hiếu khí và kỵ khí. Ở phương pháp này, có thể kết hợp bổ sung thêm vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1. Việc bổ sung thêm các chủng vi sinh vào giai đoạn xử lý sinh học sẽ làm cho quá trình xử lý được xảy ra nhanh hơn, hiệu suất cao hơn.
Với sự phát triển của công nghệ môi trường, ngày càng có nhiều giải pháp và công nghệ tiên tiến ra đời, nhưng không phải giải pháp nào cũng phù hợp và dễ dàng áp dụng cho doanh nghiệp do chi phí đầu tư cao. Để tối ưu hóa chi phí đầu tư và vận hành, quy trình nên được đơn giản hóa dựa trên kiến thức của người thiết kế cũng như tích hợp đa giải pháp.
Để biết thêm thông tin về các giải pháp phù hợp với hệ thống của bạn, hãy liên hệ cho Microbe-Lift qua số 0909 538 514 hoặc nhắn tin tại fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift. Chuyên viên của Microbe-Lift sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh