Xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

Xử lý nước thải chế biến thủy sản là mối quan tâm hàng đầu trong việc quản lý môi trường.

Ngành chế biến thủy sản có lượng lớn chất thải ra môi trường. Các chất thải bao gồm:  nước thải, chất thải rắn, khí thải…  gây ô nhiễm đến nguồn nước, môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người, động thực vật.

Hình 1. Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng vi sinh Microbe-Lift IND

Ngành công nghiệp thủy sản có nguyên liệu và đặc tính sản phẩm khá đa dạng. Từ thủy sản tươi và thủy sản nuôi sẽ được chế biến đông lạnh, khô, luộc,…

Nước thải của chế biến thủy sản từ quá trình rửa và sơ chế nguyên liệu. Thành phần, tính chất nước thải rất phức tạp: thịt vụn, ruột các loại thủy sản, vảy cá, mỡ cá,… nên nguồn nước thải chế biến thủy sản có mùi tanh.

Hệ thống xử lý nước thải sẽ chứa phần lớn các chất thải hữu cơ. Các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động vật, thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu. Nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống. Gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…

Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản hiện đang áp dụng nhất hiện nay

Nước thải từ các phân xưởng sản xuất theo mương dẫn qua song chắn rác thô. Đến bể lắng cát và qua các công trình xử lý thô, loại bỏ chất thải có kích thước lớn. Sau đó được qua bể điều hòa. Trong bể có hệ thống khuấy sẽ trộn đều nhằm ổn định lưu lượng thải. Nước thải được bơm tử bể điều hòa vào bể UASB. Tại đây, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất thải hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD, đạt 60-80%). Thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…) theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí -->  CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +…

Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và bể aerotank. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3 thành N2, khử Phospho.

Nước sau cụm bể Anoxic – Aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể Anoxic, một phần được đưa lên bể chứa bùn. Tiếp theo, nước chảy qua bể trung gian và chảy qua bể lọc áp lực. Rồi qua bể khử trùng và xả ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải của hoạt động chế biến thủy sản thường có lượng hữu cơ cao. Có thể sử dụng phương pháp vi sinh để xử lý là tối ưu hơn cả.

Bằng cơ chế sử dụng các chất khoáng và chất hữu cơ có sẵn trong nước thải. Tạo môi trường sống cho vi sinh vật có thể biến đổi các hợp chất khó phân giải thành các chất đơn giản hơn. Sản phẩm vi sinh Microbe-Lift IND có khả năng Xử lý nước thải chế biến thủy sản  hiệu quả.

Tham khảo: Xử lý nước thải chế biến cá tra

Sản phẩm vi sinh Microbe-Lift 

Với các chủng vi sinh vật đặc hiệu được chọn lọc, sản phẩm vi sinh Microbe-Lift đã được sản xuất dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. Chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và phát triển, từ đó sinh sản và tạo nên một lượng sinh khối nhất định.

Hiệu quả đã được chứng minh qua các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản cho các công ty chế biến thủy sản hàng đầu như: Cafico, Hoàng Cầm. Với sự tư vấn và hướng dẫn sử dụng bằng vi sinh Microbe-lift hệ thống đã đạt được quy chuẩn đầu ra. Và đến nay vẫn còn sử dụng sản phẩm Microbe-lift do Công ty Đất Hợp cung cấp.

Tham khảo: Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Tài liệu tham khảo:

  • Tiêu chuẩn nước thải chế biến thủy sản – QCVN
  • Treatment of Seafood Processing Wastewater – Researchgate
  • JAYASHREE, C., et al. Treatment of seafood processing wastewater using upflow microbial fuel cell for power generation and identification of bacterial community in anodic biofilm. Journal of environmental management, 2016, 180: 351-358.
  • TAY, Joo-Hwa; SHOW, Kuan-Yeow; HUNG, Yung-Tse. Seafood processing wastewater treatment. In: Handbook of industrial and hazardous wastes treatment. CRC Press, 2004. p. 706-749.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời