nuôi tôm vụ thu đông

Các yếu tố cần lưu ý khi nuôi tôm vụ thu đông để đạt hiệu quả cao

Nuôi tôm vụ thu đông tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng nếu nắm rõ các kỹ thuật nuôi thì đây lại là cơ hội để bà con thu được lợi ích kinh tế nhiều hơn vì tôm vụ thu đông khó nuôi nên thường có giá bán cao. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các yếu tố mà bà con cần lưu ý để nuôi tôm vụ thu đông đạt hiệu quả cao.

4 lưu ý khi nuôi tôm vụ thu đông để đạt hiệu quả cao

Lựa chọn giống tôm thẻ chân trắng và thả giống

Tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn cho vụ thu đông là những con giống có kích thước lớn, cỡ post từ 12-15, khỏe mạnh, không nhiễm mầm bệnh. Để rút ngắn thời gian nuôi có thể tiến hành ương tôm giống trước khi thả vào các ao nuôi thương phẩm. Mật độ ương từ 2.000-2.500 con/m2, thời gian ương từ 25-30 ngày.

Khi thả tôm giống nuôi thương phẩm, mật độ thả không nên quá 120 con/m2, và cần chú ý theo dõi thời tiết trước khi thả giống. Nên thả tôm giống trước khi có đợt thời tiết lạnh từ 4-6 tuần vì lúc này trời sẽ nắng ấm tôm sẽ phát triển nhanh. Không nên thả tôm lúc mưa đang kéo dài. Trước khi thả tôm nên cân bằng nhiệt độ trong túi thả và ao nuôi để tránh cho tôm bị sốc bằng cách ngâm túi tôm vào trong ao nuôi khoảng 15-20 phút rồi mới thả.

Tham khảo: Cách thả tôm giống khỏe mạnh

nuôi tôm vụ thu đông
Ngâm túi tôm trong ao trước khi thả để tránh tôm bị sốc môi trường

Chất lượng môi trường nước

Chất lượng môi trường nước là yếu tố quan trọng trong nuôi tôm, đặc biệt ở vụ nuôi tôm thu đông có điều kiện thời tiết biến động thì các yếu tố môi trường cần phải được kiểm soát thật chặt chẽ:

  • Độ pH: Duy trì ổn định trong khoảng 7,5-8,5. Biến động pH không vượt quá 0,5.
  • Độ mặn: Khoảng mặn ổn định để tôm thẻ chân trắng phát triển là 10 – 25‰. Khi nuôi tôm vụ thu đông rất dễ gặp trời mưa làm độ mặn trong ao biến động bất thường, nhất là tầng nước mặt. Do đó khi gặp mưa lớn cần tháo bớt tầng nước mặt trong ao để tránh nước mưa làm xáo trộn mặn.
  • Nồng độ oxy hòa tan: Luôn đảm bảo các vị trí trong ao luôn có DO > 4mg/l.
  • Độ kiềm: Cần duy trì trong khoảng 120 – 180 mg CaCO3/l. Khi nuôi tôm vụ thu đông gặp mưa dài ngày nên bón vôi thường để duy trì kiềm trong ao.
  • Độ đục: Tốt nhất trong khoảng từ 30-35cm để đảm bảo dinh dưỡng và nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Tham khảo: Cách chỉ tiêu nước nuôi tôm bà con cần nắm

Bên cạnh các chỉ tiêu môi trường nói trên, cần kiểm soát ao nuôi để không bị tồn đọng nhiều bùn bã hữu cơ bằng cách xi phông thường xuyên. Vì nếu khi ao nuôi bị ô nhiễm bởi bùn bã hữu cơ cũng như phân tôm và thức ăn dư thừa sẽ làm khí độc NH3, NO2 và H2S xuất hiện, gây độc cho tôm.

Thêm một điều bà con cần lưu ý khi nuôi tôm vụ thu đông là vụ nuôi này ao tôm rất dễ xuất hiện nấm đồng tiền (hay còn gọi là nấm chân chó), do đó bà con cần sử dụng các biện pháp sinh học để phòng tránh nấm xuất hiện ngay từ đầu vụ. Đồng thời trong suốt quá trình nuôi cũng cần quan sát ao nuôi thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý.

Quản lý thức ăn

Trong quá trình nuôi tôm, cần quản lý thức ăn chặt chẽ theo từng giai đoạn phát triển của chúng. Sử dụng nhá để canh lượng thức ăn vừa đủ theo sức ăn của tôm (xem thêm: canh nhá trong nuôi tôm), tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nước. Vào những ngày mưa và nhiệt độ xuống thấp nên giảm lượng thức ăn cho tôm lại.

Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh

Khi nuôi tôm vụ thu đông, các bệnh về ký sinh trùng, EHP là đáng lo ngại nhất cho người nuôi. Vì vậy, bà con cần có các biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu vụ. Sử dụng các chế phẩm sinh học là cách hiệu quả để bà con phòng bệnh cho tôm, vì chế phẩm sinh học sẽ giúp xử lý các vấn đề của nước như phân tôm, tảo tàn, thức ăn thừa, khí độc, bùn đáy,… giúp tôm phát triển khỏe và cho năng suất thu hoạch cao.

Tham khảo: Bệnh thường gặp ở tôm

Tăng năng suất nuôi tôm vụ thu đông với vi sinh Microbe-Lift

Men vi sinh Microbe-Lift dùng trong nuôi trồng thủy sản là các sản phẩm được nhập khẩu 100% tại Mỹ, gồm các sản phẩm dùng để xử lý nước nuôi và hỗ trợ cho đường ruột tôm chắc khỏe.

Đối với sản phẩm dùng để xử lý nước nuôi, có các dòng:

  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C: Xử lý phân tôm, tảo tàn, thức ăn thừa lơ lửng trong nước để làm sạch nước ao nuôi.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1: Xử lý và phòng ngừa khí độc NH3, NO2 xuất hiện trong ao.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA: Xử lý bùn đáy ao, các chất hữu cơ tích tụ ở đáy để giúp đáy ao luôn sạch, phòng tránh sự xuất hiện của khí độc H2S sinh ra từ đáy.
  • Men vi sinh Microbe-Lift PBD: Cắt tảo trong ao nuôi tôm, đặc biệt là các loài tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt; giúp hệ tảo trong ao nuôi tôm ổn định mật độ tảo có lợi để tạo nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho tôm.
02 nuoi tom vu thu dong
Men vi sinh Microbe-Lift dành cho nước ao nuôi tôm.

Đối với sản phẩm dùng để hỗ trợ cho đường ruột tôm chắc khỏe, Microbe-Lift có dòng Men vi sinh Microbe-Lift DFM. Men vi sinh này có công dụng:

  • Cung cấp cho đường ruột tôm 4 chủng vi sinh vật có lợi cho đường ruột là Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis, giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn, từ đó hấp thu được tối đa dưỡng chất từ thức ăn.
  • Giúp ruột tôm to, đẹp, đồng đều, không đứt quãng, phòng các bệnh về đường ruột cho tôm, đặc biệt là bệnh phân trắng.
03 nuoi tom vu thu dong
Men vi sinh Microbe-Lift hỗ trợ cho đường ruột tôm chắc khỏe.

Với những lưu ý được chia sẻ ở trên, Biogency hy vọng sẽ cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích để áp dụng vào ao nuôi tôm vụ thu đông của mình. Nếu bà con có bất kỳ khó khăn nào trong nuôi tôm cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất! Chúc bà con nuôi tôm thành công.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký