pH là gì? Cách đo pH nước thải

pH là gì? Cách đo pH nước thải

Việc đo pH nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Lí do là vì mức độ pH của nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả của các vi sinh vật. Để hiểu rõ về quy trình này, bạn hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

pH là chỉ số gì?

pH, viết tắt của Pondus Hydrogenii, là một khái niệm hóa học quan trọng, biểu thị mức độ hoạt động của ion H+ trong dung dịch. Trong lĩnh vực xử lý nước thải, pH đóng vai trò như thước đo giúp đánh giá nước thải là axit, bazơ hay trung hòa. Nước thải có độ pH phù hợp sẽ giúp quá trình xử lý diễn ra hiệu quả hơn.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bể sinh học, nơi đo pH nước đóng vai trò then chốt. Mỗi nhóm vi khuẩn hoạt động hiệu quả nhất ở một mức pH nhất định. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá và điều chỉnh pH phù hợp là yếu tố quan trọng để tối ưu hóa quá trình xử lý chất ô nhiễm.

Sự biến động pH trong nước thải có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm các thành phần như Hydroxit, Cacbonat, Bicacbonat. Trong đó, hoạt động của vi sinh vật và quá trình nitrat hóa cũng góp phần vào sự biến đổi này. Đặc biệt, lượng bùn hoạt tính trong phần lớn chất thải, với tính axit cao, cũng là một tác nhân đáng kể làm giảm pH.

pH là gì? Cách đo pH nước thải
pH biểu thị mức độ hoạt động của ion H+ trong dung dịch.

Cách đo pH nước thải

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để đo pH nước như sử dụng giấy quỳ, thiết bị đo, hoặc bút đo pH. Do vậy bạn có thể thực hiện bằng cách nhỏ từng giọt nước thải vào giấy quỳ tím. Khi màu sắc của giấy thay đổi sẽ tiết lộ về tính axit hay kiềm của nước. Khi giấy chuyển sang màu đỏ chứng tỏ nước có tính axit, trong khi màu xanh biểu thị tính kiềm. Tuy cách thực hiện đơn giản nhưng phương pháp này chỉ mang tính tương đối, phù hợp cho những đánh giá sơ bộ.

Vì vậy, một bước tiến khoa học mới mang đến những phương pháp đo pH chính xác hơn chính là sử dụng máy đo và bút đo độ pH nước. Trong cách này, bạn chỉ cần cho nước tiếp xúc với đầu dò của máy hoặc bút, con số hiển thị sẽ cho bạn biết độ pH cụ thể. Với thao tác đơn giản và mang lại hiệu quả nhanh chóng, phương pháp này đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai cần theo dõi chỉ số pH thường xuyên.

pH là gì? Cách đo pH nước thải
Sử dụng bút đo độ pH nước thải.

Cách điều chỉnh khi độ pH trong nước thải không ổn định

Để điều chỉnh độ pH theo quy định, người ta thường sử dụng các loại hóa chất. Việc sử dụng hóa chất mạnh có thể giúp tăng cường hiệu suất, nhưng bạn cần phải lưu ý đến tác động của chúng đối với môi trường và hệ thống xử lý. Trong các hệ thống quy mô lớn, việc sử dụng bơm định lượng để thêm hóa chất vào nước để điều chỉnh độ pH là rất phổ biến.

Tuy nhiên, sẽ không có một nồng độ cụ thể nào cần phải thêm vào để thay đổi độ pH. Để xác định nồng độ phù hợp cho quá trình xử lý nước thải, bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố xung quanh. Những yếu tố này bao gồm môi trường nước thải hiện tại, phương pháp xử lý nước thải được sử dụng, đặc tính của các vi sinh vật. Dưới đây là hai cách điều chỉnh độ pH bao gồm giảm chỉ tiêu và tăng chỉ tiêu.

Điều chỉnh khi nước thải có độ pH cao

Nước thải có độ pH cao thường có tính kiềm gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thống xử lý và gây hại cho môi trường. Do đó, việc điều chỉnh độ pH về mức trung hòa là vô cùng quan trọng.

Để trung hòa tính kiềm và giảm độ pH trong nước, người ta thường sử dụng các loại axit. Tuy nhiên, việc sử dụng axit cần được thực hiện cẩn thận và tuân theo quy trình cụ thể. Việc pha loãng axit phải được thực hiện trước khi thêm vào nước và tuyệt đối không được thực hiện ngược lại. Vì điều đó có thể gây ra phản ứng hoá học, dẫn tới nguy hiểm cho người pha chế.

Bên cạnh đó, liều lượng axit cần sử dụng phụ thuộc vào độ pH hiện tại của nước. Mục tiêu là để điều chỉnh độ pH về mức lý tưởng từ 6.8 đến 7.2. Một số loại axit thường được sử dụng để điều chỉnh nước thải có độ pH cao bao gồm axit cloric (HCl), axit cacbonic (H2CO3) và axit sunfuric (H2SO4).

Ngoài phương pháp sử dụng axit, một giải pháp tương đối hiệu quả khác là sử dụng hệ thống khử kiềm nước. Hệ thống này hoạt động tự động và có khả năng điều chỉnh độ kiềm của nước một cách chính xác. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho hệ thống khử kiềm nước tương đối cao, do đó phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho các cơ sở xử lý nước thải quy mô lớn.

pH là gì? Cách đo pH nước thải
Dùng axit để trung hòa tính kiềm và giảm độ pH trong nước.

Điều chỉnh khi nước thải có độ pH thấp

Hiện nay, việc sử dụng xút (NaOH) để nâng độ pH trong nước thải được đánh giá cao bởi tính hiệu quả và tính kinh tế. Cụ thể, quy trình thực hiện phương pháp này vô cùng đơn giản, chi phí thực hiện thấp và đồng thời phù hợp với nhiều mô hình xử lý.

Điều chỉnh lượng xút phù hợp với độ pH ban đầu của nước thải là yếu tố then chốt để tối ưu hóa hiệu quả xử lý. Do đặc tính đa dạng của nước thải nên sẽ không có công thức chung cho việc xác định liều lượng. Vì vậy, bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả tối ưu. Mục tiêu việc này là đưa độ pH về mức trung hòa, dao động từ 6.8 đến 7.2.

Tương tự như phương pháp giảm nồng độ pH, xút cũng được châm dần dần vào nước thải. Quá trình này cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người vận hành. Cho nên khi pha loãng xút, bạn cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động để tránh hít phải khí độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

pH là gì? Cách đo pH nước thải
Sử dụng xút để nâng độ pH.

Đo pH nước đóng vai trò then chốt trong quy trình xử lý nước thải. Việc kiểm soát thông số này sẽ giúp đảm bảo quá trình xử lý diễn ra hiệu quả và suôn sẻ. Đặc biệt, khi sử dụng các chế phẩm vi sinh của Biogency, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu về yêu cầu độ pH phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, cùng với nhiều giải pháp thiết thực khác. Hãy liên hệ ngay qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhé!

>>> Xem thêm: Ứng dụng của Ca(OH)2 trong xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký