Phân vi sinh là một loại phân bón chứa các vi sinh vật có lợi giúp nâng cao năng suất cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của phân bón hóa học. Vậy quy trình sản xuất phân vi sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao thì hãy xem ngay bài viết dưới đây của BIOGENCY nhé!
Phân vi sinh là gì? Phân loại
Phân bón vi sinh là một loại phân bón xanh tiên tiến, hoạt động dựa trên sự sống và quá trình trao đổi chất của các vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật này giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển và gia tăng năng suất.
Phân bón vi sinh được chia thành nhiều loại dựa trên nguồn gốc vi sinh vật và chức năng sinh học. Mỗi loại phân vi sinh đều có tác dụng riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng mà người nông dân có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp để nâng cao hiệu quả canh tác.
- Phân bón vi sinh cố định đạm: Chứa vi khuẩn như Azotobacter Chroococcum, Azospirillum Brasilense, Klebsiella, giúp chuyển đổi khí nitơ từ không khí thành dạng Ammonia hoặc Nitrate dễ hấp thụ, thúc đẩy sự phát triển của cây trồng.
- Phân bón vi sinh phân giải lân: Gồm các vi khuẩn như Bacillus cereus, Bacillus Megaterium, Bacillus Mucilaginosus và Pseudomonas sp. Phân giúp chuyển hóa Phosphorus khó tan thành dạng dễ tan, giúp cây trồng hấp thụ tốt hơn.
- Phân bón vi sinh phân giải Kali: Phân chứa Bacillus Edaphicus, Bacillus Mucilaginosus. Từ đó, sản phẩm giúp chuyển kali khó tan thành dạng dễ tiêu trong đất, tăng cường khả năng cung cấp kali cho cây.
- Phân bón vi sinh đối kháng vi sinh vật gây bệnh: Sản phẩm chứa vi khuẩn tổng hợp Acid Lactic, tiết ra Enzyme và hợp chất kháng khuẩn, ức chế vi sinh vật gây hại, đồng thời kích thích rễ cây phát triển.
- Phân bón vi sinh từ vi nấm: Đây là Mycorrhizal Fungi, Ascomycota giúp phân giải chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, tăng độ màu mỡ.
- Phân bón vi sinh từ Actinomycete: Streptomyces Jinggangensis, Streptomyces Pactum giúp tiết ra kháng sinh, hạn chế vi sinh vật gây bệnh, cải thiện đặc tính vật lý của đất.

Lợi ích khi sử dụng phân vi sinh
Sử dụng phân vi sinh mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cây trồng và đất canh tác, bao gồm các ưu điểm cơ bản sau:
- Phân vi sinh cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng như đạm, lân, kali và các vi lượng thiết yếu thông qua hoạt động của các vi sinh vật có lợi. Nhờ đó, cây trồng có thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng, phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
- Phân vi sinh giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm tốt hơn và giảm tình trạng bạc màu. Vi sinh vật trong phân còn hỗ trợ phân hủy các chất hữu cơ, tạo môi trường thuận lợi cho hệ rễ phát triển.
- Phân vi sinh còn giúp cây trồng tăng sức đề kháng trước sâu bệnh và điều kiện môi trường khắc nghiệt. Nhờ các hợp chất kháng khuẩn tự nhiên do vi sinh vật tiết ra, cây ít bị tấn công bởi vi sinh vật gây hại, giảm sự phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật.
- Phân vi sinh giúp kích thích sự sinh trưởng của cây, đặc biệt là sự phát triển của bộ rễ, giúp cây hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Phân hữu cơ và 10 lợi ích vượt trội khi sử dụng
Quy trình sản xuất phân vi sinh đúng cách
Để đảm bảo phân vi sinh đạt chất lượng cao và mang lại hiệu quả tối ưu cho cây trồng, quy trình sản xuất cần tuân thủ các bước khoa học. Dưới đây là các bước chi tiết giúp sản xuất phân vi sinh đúng cách, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện độ màu mỡ của đất.
Giai đoạn 1: Tạo ra nguyên liệu thô để sản xuất
Giai đoạn đầu tiên trong quy trình sản xuất phân vi sinh là chuẩn bị nguyên liệu thô, hay còn gọi là chất mang. Đây là thành phần quan trọng giúp vi sinh vật có môi trường phát triển và hoạt động hiệu quả. Chất mang có thể là các hợp chất hữu cơ như rác thải, phế phẩm nông nghiệp, bã nấm, than bùn hoặc các hợp chất vô cơ như bột sò, bột xương, bột apatit, bột phốt phát,…
Sau khi lựa chọn nguyên liệu phù hợp, quá trình xử lý chất mang được thực hiện theo hai phương pháp: hiếu khí hoặc kỵ khí. Mục đích của quá trình này là loại bỏ tạp chất, tiêu diệt vi sinh vật có hại, đồng thời phân hủy chất hữu cơ khó tan hoặc làm bay hơi các hợp chất dễ bay hơi. Việc xử lý đúng cách giúp tạo ra môi trường giàu dinh dưỡng, thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2: Cấy nguyên liệu lên vi sinh vật thuần khiết
Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu thô, bước tiếp theo là cấy nguyên liệu lên vi sinh vật thuần khiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của phân vi sinh. Quá trình này yêu cầu điều kiện môi trường phù hợp như độ pH ổn định, nhiệt độ thích hợp và hàm lượng Carbon Dioxide đủ để vi sinh vật phát triển nhanh chóng.
Nếu môi trường không đảm bảo, vi sinh vật có thể phát triển chậm hoặc bị phá hủy, làm giảm chất lượng phân bón. Do đó, để tăng hiệu quả, người ta thường sử dụng nhiều chủng vi sinh trong cùng một loại phân hoặc chọn các chủng có khả năng thích ứng cao.
Dưới đây là những bước thực hiện cơ bản mà bạn có thể áp dụng:
- Chuẩn bị chủng vi sinh vật: Vi sinh vật được nuôi cấy bằng cách lắc bình nhỏ hoặc nhân giống nhiều lần trong khoảng 5 – 7 ngày. Khi đạt số lượng mong muốn, cần sử dụng ngay để tránh suy giảm mật độ.
- Chuẩn bị chất mang: Các loại chất mang có thể sử dụng bao gồm đất, phân chuồng, cát hoặc than bùn. Chất mang phải có hàm lượng hữu cơ cao, khả năng giữ nước trên 50%, không chứa hóa chất độc hại và dễ phân hủy trong đất.
- Hòa trộn vi sinh vật và chất mang: Vi sinh vật cần được trộn với chất mang bằng tay (có găng tay vô trùng) hoặc sử dụng máy trộn chuyên dụng. Sau đó, hỗn hợp được đóng gói kín trong bao bì hoặc túi ni lông. Trước khi bảo quản ở nhiệt độ 40°C, cần để túi ổn định trong phòng từ 2 – 3 ngày để đảm bảo vi sinh vật phát triển tối ưu.
Bổ sung Microbe-Lift BPCC để nâng cao chất lượng phân ủ
Để đẩy nhanh quá trình ủ phân và nâng cao chất lượng phân bón, việc bổ sung vi sinh ủ phân hữu cơ Microbe-Lift BPCC là một giải pháp hiệu quả. Sản phẩm này chứa các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy mạnh, giúp rút ngắn thời gian ủ phân từ 20% – 50%, đồng thời tăng cường chất lượng phân bón thành phẩm.
Microbe-Lift BPCC có thể áp dụng cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau như phân heo, phân gà, phân bò, rơm rạ, rác thải thực phẩm và rác thải sinh hoạt. Nhờ khả năng phân hủy nhanh, sản phẩm này giúp giảm mùi hôi, hạn chế vi khuẩn gây bệnh và cải thiện hàm lượng dinh dưỡng trong phân ủ.

Phân vi sinh là một giải pháp bền vững cho nền nông nghiệp hiện đại mà còn góp phần cải thiện độ phì nhiêu của đất. Việc hiểu rõ khái niệm, lợi ích và quy trình sản xuất phân vi sinh đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hê ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Chủ động xử lý mùi hôi bãi tập kết rác thải, hạn chế dịch bệnh mùa mưa