phuc hoi day ao tom

Làm cách nào để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm?

Trải qua nhiều vụ nuôi tôm trên cùng một ao, đáy ao sẽ dần bị lão hóa. Nếu không có biện pháp cải tạo hoặc phục hồi đáy ao tôm sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm ở những vụ nuôi kế tiếp. Bài viết dưới đây Biogency sẽ hướng dẫn bà con cách để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm. Bà con có thể tham khảo và áp dụng cho ao nuôi của mình để có những vụ nuôi tôm thành công nhé!

Đáy ao tôm bị lão hóa xảy ra khi nào?

Đất ở phần đáy ao cung cấp nhiều loại khoáng hòa tan cần thiết cho tôm cũng như tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm khi mới thả nuôi và giúp quá trình gây màu nước thuận lợi hơn trong tháng nuôi đầu tiên. Tuy nhiên, sau khi nuôi khoảng từ 1-2 năm (với 4 – 6 vụ nuôi), đất ở đáy ao sẽ bị lão hóa dần, chúng sẽ trở nên “trơ” và khả năng cung cấp khoáng bị giảm trầm trọng.

phục hồi đáy ao tôm
Đáy ao nuôi tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm

Nếu không có biện pháp khắc phục, quá trình lão hóa đất sẽ tăng mạnh qua từng năm và khi nuôi liên tục sẽ càng gây nhiều trục trặc cho bà con trong quá trình nuôi làm giảm chất lượng và năng suất tôm thương phẩm.

Dấu hiệu nhận biết đáy áo nuôi tôm bị lão hóa

Để nhận biết đáy ao nuôi tôm của mình có bị lão hóa hay không, bà con có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Khi đo độ kiềm, độ pH trong ao thấy không ổn định, thường xuyên xảy ra biến động bất thường so với các vụ nuôi trước.
  • Quá trình nuôi của bà con vẫn tuân theo các quy trình chặt chẽ nhưng rất khó để gây màu nước, tảo trong ao không ổn định và kém phát triển, đặc biệt là trong tháng nuôi đầu tiên hay mất tảo đột ngột.
  • Đáy ao lão hóa làm chất lượng môi trường nước không ổn định khiến tôm chậm phát triển, dễ nhiễm bệnh, bị mềm vỏ, lột không hoàn toàn và hay bị dính vỏ. Tỷ lệ tôm chết sau mỗi lần lột xác cao hơn so với bình thường, tỷ lệ tôm chết đáy tăng 3-7%.

Ảnh hưởng của đáy ao bị lão hóa đến quá trình nuôi tôm

Khi nuôi tôm trên nền đất đáy ao bị lão hóa, quá trình nuôi sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh hơn so với bình thường: 

  • Tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, phát triển không đều làm cho năng suất và chất lượng thu hoạch giảm, giảm lợi nhuận.
  • Phải tốn nhiều chi phí hơn trong suốt quá trình nuôi, ví dụ như chi phí để ổn định chất lượng nước, chi phí bổ sung khoáng, chi phí điều trị bệnh cho tôm…

Tham khảo: Các bệnh thường gặp ở tôm

Làm cách nào để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm?

Để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm, điều quan trọng là bà con cần cải tạo lại đáy ao. Bà con có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây của Biogency:

  • Tháo cạn nước cả ao lắng và ao nuôi, loại bỏ tất cả địch hại có trong ao ở vụ nuôi trước như cua, ốc, côn trùng… Có thể rào lưới xung quanh nếu ao nuôi có nhiều địch hại xâm nhập.
  • Sử dụng vôi bột rải khắp bề mặt đáy ao với liều lượng từ 20-30kg/1000 mét vuông (hoặc 30-40kg/1000 mét vuông đối với đất phèn). Vì đất ở đáy ao cung cấp khoáng thụ động cho tôm và cũng lấy thụ động khoáng có trong nước. Do đó, để cung cấp thêm khoáng cho đất, bà con có thể rải thêm khoáng kèm khi rải vôi để cung cấp thêm khoáng cho đất. Liều lượng sử dụng Stomi tùy thuộc vào độ kiềm của đất. (Tham khảo: Cách sử dụng vôi trong ao tôm)
  • Cày, xới kỹ lớp đất ở đáy ao để diệt hết các địch hại còn sót lại và diệt khuẩn trong lớp bùn, giải độc tích tụ ở đáy ao, trung hòa độ pH.
  • Phơi đáy ao từ 7-10 ngày đến khi khô cứng nền đáy là tốt nhất. 
phục hồi đáy ao tôm
Cày xới để phục hồi đáy ao tôm

Sau khi phục hồi đáy ao tôm xong, bà con lấy nước vào ao nuôi, tiến hành gây màu nước để thả vụ nuôi mới. Lưu ý rằng nước phải được xử lý trước các tạp chất, mầm bệnh… (bà con nên dùng ao lắng để xử lý nước). Bà con cần tập trung nâng độ kiềm của nước để giúp gây tảo, tạo màu nước tốt và độ pH phù hợp trong suốt quá trình nuôi, đặc biệt là tháng nuôi đầu tiên. Độ kiềm phù hợp nhất để nuôi tôm thẻ chân trắng là từ 120 đến 180 mg CaCO3/l.

Để quá trình gây màu nước diễn ra thuận lợi, bà con nên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C với liều lượng: 100ml AQUA C + 20-50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng, sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày sẽ giúp gây màu nước trà nhạt/đọt chuối non đạt chuẩn để thả giống. (liều dùng ở trên sử dụng cho ao 1000 mét khối nước).

03 phuc hoi day ao tom
Men vi sinh gây màu nước ao tôm Microbe-Lift AQUA C.

Trong suốt quá trình nuôi, bà con nên ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý khí độc, bùn đáy cũng như thức ăn thừa, phân tôm… để giúp tạo môi trường ổn định cho ao nuôi phát triển tốt nhất. Đồng thời nên cung cấp thêm khoáng, Vitamin vào nước nuôi để vừa bổ sung cho tôm, vừa cung cấp khoáng cho nền đáy ao, tránh đáy ao bị lão hóa.

Lưu ý:

Để tránh trường hợp đáy ao bị lão hóa lặp lại, bà con cần:

  • Tiến hành cải tạo lại đáy ao sau mỗi vụ nuôi. Giữa 2 vụ nuôi cần có thời gian nghỉ ít nhất 30 ngày để cải tạo và phục hồi đáy ao tôm, tiêu diệt mầm bệnh, khoáng hóa.
  • Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như hóa chất cấm trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định để cải tạo đáy ao.
  • Trường hợp nếu không thể phơi ao sau mỗi vụ nuôi, bà con có thể bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về góc ao sau đó bơm chất thải ra ngoài và tiến hành rải vôi theo liều lượng ở trên.

Nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp trong quá trình phục hồi đáy ao tôm cũng như các giải pháp sinh học giúp nuôi tôm hiệu quả, hãy liên hệ Biogency theo hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký