Xử lý nước thải giàu hợp chất Nitơ và Photpho là một trong những vấn đề đau đầu của nhiều nhà vận hành hệ thống nước thải hiện nay. Tùy vào từng loại nước thải mà quy trình vận hành hệ thống xử lý sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung nếu nắm được đặc tính chung của 2 hợp chất này thì việc xử lý sẽ trở nên dễ dàng hơn với chi phí tối ưu.
Các nội dung chính
Vì sao cần xử lý nước giải giàu hợp chất chứa Nitơ và Photpho?
Nitơ và Photpho là 2 nguyên tố cơ bản của sự sống, có mặt ở tất cả các hoạt động liên quan đến sự sống và trong nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khác nhau.
Hợp chất hóa học có chứa Nitơ và Photpho được xem là thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong phạm trù nước thải và là đối tượng gây ô nhiễm khá nghiêm trọng cho môi trường. Trung bình 1kg Nitơ dưới dạng hợp chất hóa học vào môi trường nước sẽ sinh ra 20kg COD, tương tự 1kg Photpho sẽ sản sinh 138kg COD dưới dạng tảo chết.
Khi nguồn nước thải giàu Nitơ, Photpho sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng – lượng dinh dưỡng cho thực vật quá cao trong môi trường nước. Trong môi trường phú dưỡng, điều kiện sống (mức độ pH, Oxy tan) biến động liên tục và mạnh là những tác nhân gây khó khăn đối với sự sống của thủy động vật. Mặt khác khi nước thải chứa Nitơ có thể gây cản trở quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình, kết hợp với các hóa chất trong xử lý tạo ra các phức hữu cơ gây ngộ độc cho người.
Chính vì vậy, kiểm soát hợp chất Nitơ và Photpho trong nước thải nhằm mục đích hạn chế tốc độ tăng trưởng của thực vật và tốc độ phú dưỡng hóa nguồn nước, giảm thiểu các tác động đến môi trường và con người. Theo đó BTNMT đưa ra quy chuẩn xả thải từ nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại… về chỉ tiêu Nitơ và Photpho.
Nước thải giàu hợp chất chứa Nitơ và Photpho bắt nguồn từ đâu?
Nguồn gốc của những hợp chất chứa Nitơ và Photpho bắt nguồn từ nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp:
Nước thải sinh hoạt
Gồm nước thải từ khâu vệ sinh tắm, giặt, nước rửa rau, thực phẩm, nước thải từ các khách sạn, khu du lịch, vui chơi, bệnh viện, trung tâm thương mại… Hợp chất chứa Nitơ trong nước thải sinh hoạt là Amoniac, Protein, Peptid, Axit amin, amin. Riêng với Photpho bắt nguồn từ phân, chất tẩy rửa tổng hợp, thức ăn thừa…
Nồng độ hợp chất Nitơ và Phốt pho trong nước thải sinh hoạt biến động theo lưu lượng nguồn nước thải, mức độ sử dụng nước của cư dân, mức độ tập trung của các dịch vụ công cộng, tập quán sinh hoạt, các tiện nghi… Lượng nước thải được tính theo đầu người hoặc nồng độ sau khi được pha loãng với mức nước sử dụng trên đầu người hoặc trong các cống rãnh thải.
Nước thải công nghiệp
Ô nhiễm do hợp chất Nitơ và Phốt pho từ sản xuất công nghiệp liên quan chủ yếu tới chế biến thực phẩm, sản xuất phân bón hay một số ngành nghề như chế biến mủ cao su, chế biến tơ tằm, thuộc da. Trong đó chế biến thực phẩm thải ra lượng lớn hợp chất Nitơ và Phốt pho, điển hình như chế biến thủy hải sản, giết mổ và sản xuất thức ăn từ thịt, sữa, đậu, nấm…
Hợp chất chứa Nitơ và Phốt pho nhanh chóng được tiết ra từ các thành phần rắn vào nước với tốc độ phụ thuộc vào mức độ phân tán (kích thước), nhiệt độ môi trường và các loại sản phẩm chế biến. Chủng loại và kích thước vật giết mổ gây ra mức độ ô nhiễm khác nhau, ví dụ giết mổ cá thấp hơn làm tôm đông lạnh, chế biến mực, bạch tuộc ô nhiễm cao…
Xử lý nước thải giàu hợp chất Nitơ và Photpho hiệu quả bằng phương pháp sinh học
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải giàu hợp chất Nitơ và Photpho. Trong đó phương pháp sinh học, sử dụng men vi sinh được xem là giải pháp hiệu quả, quy trình vận hành dễ dàng, chi phí thấp lại thân thiện với môi trường.
Đối với Photpho người ta thường dùng bùn hoạt tính để tạo ra một quần thể sinh vật có khả năng lưu trữ photpho nội bào dưới dạng Polyphosphate. Nếu các vi sinh tồn tại với số lượng vừa đủ, phốt pho sẽ được loại bỏ cùng với bùn thải.
Đối với Nitơ, để tối ưu hiệu quả, người ta thường sử dụng men vi sinh tích hợp các chủng vi sinh có khả năng kích thích các phản ứng chuyển hóa các gốc chứa Nitơ trở thành Nitơ phân tử (N2) đưa ra ngoài không khí, từ đó giảm hàm lượng hợp chất chứa Nitơ, Amoni, Nitrit thông qua quá trình Nitrat hóa.
Ngoài phương pháp sinh học còn có các phương pháp khử Nitơ khác như lý hóa, điện hóa, sinh học…Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết 4 phương pháp khử Nitơ trong nước để hiểu thêm.
Hiện phương pháp sinh học đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống xử lý nước thải của nhiều lĩnh vực. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xử lý nước thải giàu hợp chất Nitơ và Photpho, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
- Removal of nitrogen and phosphorous from domestic wastewater – Artem Kulakov and Nikolay Makisha
- Nitrogen and Phosphorus Recovery from Wastewater
- Nitrogen and phosphorus recovery from wastewater and the supernate of dewatered sludge – Dong-bo Wang, Xiao-ming Li, Yan Ding, Tian-jing Zeng, Guang-ming Zeng
- Nitrogen and Water – Usgs
- Phosphorus and Water – Usgs
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh