4 phương pháp xử lý nitơ - 014 phương pháp xử lý nitơ hiệu quả

4 phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải hiệu quả

Xử lý Nitơ trong nước thải là vấn đề đau đầu của nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thị, dân cư… khi chỉ tiêu về Nitơ trong nước thải ngày càng được quy định nghiêm ngặt. Mặc dù có đến 4 cách xử lý Nitơ trong nước thải, tuy nhiên doanh nghiệp cần tính toán để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp hóa lý 

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp hóa lý là một trong 4 cách có thể áp dụng. Trong đó có 3 phương pháp là Tripping, trao đổi Ion và hấp phụ.

Tripping chuyển hóa toàn bộ Amonia trong nước thải từ dạng NH4+ thành NH3, sau đó dùng lượng khí lớn loại bỏ chúng ra khỏi nước thải. Phương pháp này đòi hỏi độ pH ở mức 11-11.5, lượng khí cần thổi ở mức 3m3 khí cho 1L nước thải, hiệu quả chỉ đạt tối đa 95%. Với phương pháp trao đổi Ion sẽ sử dụng hạt nhựa Kationit. Tuy nhiên việc xử lý dung dịch cũng khá phức tạp và tốn kém, không phù hợp áp dụng ở quy mô lớn.

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp hóa lý

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp hóa học

Xử lý Nitơ trong nước thải phương pháp hóa học dựa trên nguyên tắc đưa nước thải đến độ pH từ 10-11 bằng cách thêm Ca(OH)2 với nồng độ 10g/L để tạo thành NH4OH. Khi đó Amoni sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang khí và đưa ra ngoài không khí qua tháp làm lạnh.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý Nitơ trong nước thải theo phương pháp hóa học đòi hỏi không khí lớn và lượng Ca(OH)2 cao. Bên cạnh đó, phương pháp này phát sinh hệ lụy là phải tìm cách làm giảm pH bằng H2SO4 trước khi thải ra môi trường.

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp điện hóa

Để xử lý Nitơ, Amoni trong nước thải theo phương pháp điện hóa, người ta pha nước thải với 20% nước biển, sau đó đưa vào bể điện phân với Anod than chì và Katod Inox. Dưới tác dụng của dòng điện thì chúng sẽ tạo thành Magie Hydroxit, chất này phản ứng với Amoni và Photpho trong nước tạo thành thành phần không tan là Magie Amoni Photphat. Quá trình điện phân hình thành CI2 Oxy hóa Amoni, các chất hữu cơ và diệt khuẩn cho nước thải.

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp điện hóa hiệu quả cao

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học

Xử lý Nitơ trong nước thải bằng phương pháp sinh học hay còn gọi là phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải bằng vi sinh vật. Đây là phương pháp thông dụng nhất hiện nay được áp dụng rộng rãi từ nước thải trong sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp đến nước thải sinh hoạt tại các khu chung cư, đô thị… 

5 ưu điểm vượt trội của phương pháp sinh học xử lý Nitơ trong nước thải:

– Hiệu suất khử Nitơ trong nước thải cao

– Quá trình xử lý Nitơ diễn ra ổn định

– Tương đối dễ vận hành, quản lý

– Chi phí đầu tư cực kỳ hợp lý

– Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Quá trình xử lý dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật. Cụ thể vi sinh vật sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ và chất khoáng trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng tạo ra năng lượng, trong đó bao gồm các chất hữu cơ độc hại COD, BOD… với nồng độ cao. Sau đó chuyển hóa các hợp chất Nitơ độc hại thành khí N2, trả lại môi trường không khí, làm giảm nồng độ Nitơ trong nước thải, giúp đảm bảo tiêu chí hàm lượng Nitơ trong nước thải đầu ra cho các doanh nghiệp, nhà máy, khu dân cư…

phương pháp sinh học xử lý Nitơ trong nước thải

Nhược điểm:

Phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải vận hành dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Chính vì yếu tố quan trọng nhất để vận hành hệ thống xử lý Nitơ trong nước thải đạt hiệu quả cao là cần tìm được sản phẩm men vi sinh chất lượng tích hợp 2 nhóm vi khuẩn trên.

MICROBE-LIFT IND & MICROBE-LIFT N1 – BỘ ĐÔI XỬ LÝ NITƠ, AMMONIA TRONG NƯỚC THẢI HIỆU QUẢ.

Là bộ đôi “gỡ rối” số 1 về vấn đề xử lý nước thải cho nhiều doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đến các khu dân cư, đô thị…  Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1 đang rất được thị trường ưa chuộng, trong đó công dụng hàng đầu phải kể đến là khử Nitơ và Ammonia trong nước thải.

IND và N1 là sản phẩm từ phòng thí nghiệm sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories INC) đã tiến hành phân lập. Ưu điểm của dòng men vi sinh Microbe-Lift nói chung là lên men nhiều giai đoạn, đa chủng vi sinh, kết hợp chiếu sáng bằng đèn trong quá trình lên men… giúp tăng cường tính năng và và hiệu quả sản phẩm. Đây là công nghệ đặc biệt độc quyền của phòng nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ.

Cụ thể, ưu điểm nổi bật của bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1:

  • Vi sinh vật có khả năng thích nghi tốt nhiều môi trường 
  • Hạn sử dụng đến 2 năm, vượt lên hầu hết các sản phẩm ứng dụng tương tự
  • Không yêu cầu nuôi cấy phức tạp
  • Dễ dàng sử dụng
  • Thời gian sử dụng lâu dài
  • Dễ bảo quản – không yêu cầu bảo quản trong phòng lạnh
  • Không đòi hỏi các dụng cụ phức tạp để vận hành và sử dụng
  • Xử lý được các loại nước thải phức tạp, tải lượng cao

Chính những ưu điểm này giúp vi sinh vật trong trong 2 sản phẩm IND và N1 phát huy tối đa công dụng cho quá trình Nitrat hóa và Khử Nitrat, từ đó loại bỏ, giảm thiểu nồng độ Nitơ, Amonia cao trong nước thải.

Đồng thời để hệ thống xử lý Nitơ trong nước thải đạt hiệu quả cao thì phía đơn vị trực tiếp xử lý cũng cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Nitrosomonas và Nitrobacter để ứng dụng phù hợp trong quá trình vận hành.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề về nước thải cho nhiều trường hợp tại các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… Biogency sẽ giúp bạn vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả.

Liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí.

Tài liệu tham khảo:

  • Wastewater Management Fact Sheet – Denitrifying Filters – EPA
  • Nitrogen Recovery from Wastewater – MDPI
  • FERNÁNDEZ-NAVA, Yolanda, et al. Denitrification of wastewater containing high nitrate and calcium concentrations. Bioresource Technology, 2008, 99.17: 7976-7981.
  • GLASS, Charles; SILVERSTEIN, Joann. Denitrification of high-nitrate, high-salinity wastewater. Water research, 1999, 33.1: 223-229.
  • LU, Huijie; CHANDRAN, Kartik; STENSEL, David. Microbial ecology of denitrification in biological wastewater treatment. Water research, 2014, 64: 237-254.
  • CHAUHAN, Rohit; SRIVASTAVA, Vimal Chandra. Electrochemical denitrification of highly contaminated actual nitrate wastewater by Ti/RuO2 anode and iron cathode. Chemical Engineering Journal, 2020, 386: 122065.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký