Khong cap giay phep xa thai vao nguon nuoc khong con kha nang chiu tai

Sẽ không cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước không còn khả năng chịu tải – Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Một nội dung mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến đưa vào Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) là: Không cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước không còn khả năng chịu tải trước tình trạng nhiều nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng mà vẫn phải đón nhận thêm những nguồn thải mới.

Nguồn nước vẫn bị ô nhiễm trong khi các hệ thống xử lý đều đạt chuẩn

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay, việc quản lý các nguồn nước thải chỉ dựa trên cơ sở kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra từ hệ thống mà không kiểm soát tổng lượng nước xả thải vào nguồn nước (sông, hồ…). Điều này đã dẫn đến nguy cơ các nguồn nước bị ô nhiễm trong khi nước thải từ các hệ thống đều đạt chuẩn.

Việc xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm rất tốn kém trong khi phương án để giảm lượng thải vào nguồn chưa được thực hiện. Do vậy, các nguồn nước dù đang trong tình trạng ô nhiễm nặng nhưng dự án mới thì vẫn được cấp phép xả thải vào.

Khong cap giay phep xa thai vao nguon nuoc khong con kha nang chiu tai
Hình 1. Nếu nguồn nước đã không còn sức chịu tải mà vẫn phải đón nhận thêm những nguồn thải mới sẽ ngày càng ô nhiễm.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lấy ý kiến “Không cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước không còn khả năng chịu tải” đưa vào Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Mục đích là thay đổi cách tiếp cận cách bảo vệ môi trường từ Quản lý quy chuẩn nước thải đầu ra từ hệ thống sang Quản lý dựa trên thải lượng và sức chịu tải của môi trường.

Với cách tiếp cận này, các cơ quan quản lý cần phải nắm bắt được hiện trạng, sức chịu tải của nguồn nước và toàn bộ các dòng thải vào. Dự thảo Luật sửa đổi đưa ra một công cụ mới là Kế hoạch quản lý chất lượng nước. Đây được coi là công cụ giúp cơ quan quản lý Nhà nước có thể theo dõi, kiểm soát được các nguồn nước mặt trên địa bàn quản lý. Từ đó, có biện pháp phân bổ hạn ngạch xả thải. Phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đảm bảo không có nguồn nước nào bị tiếp nhận thêm nước thải khi đã không còn sức chịu tải.

Kế hoạch quản lý chất lượng nước gồm những nội dung chính là:

  • Các mục tiêu bảo vệ chất lượng nước.
  • Thực trạng phân bố nguồn ô nhiễm, loại và tổng lượng ô nhiễm.
  • Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, phân bổ hạn ngạch xả thải.
  • Xác định mục tiêu và lộ trình giảm phát thải vào nguồn nước đối với nguồn nước đã không còn khả năng chịu tải.
  • Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nước, cải thiện chất lượng nước.

>>> Xem thêm: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG: QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng đưa ra quy định về việc không cấp giấy phép môi trường để xả thải vào nguồn nước không còn khả năng chịu tải. Bởi rõ ràng, nếu nguồn nước đã không còn sức chịu tải mà vẫn phải đón nhận thêm những nguồn thải mới thì chắc chắn nguồn nước đó sẽ bị ô nhiễm trầm trọng hơn, khó có thể phục hồi. Việc xử lý, cải tạo chất lượng nước đòi hỏi chi phí cao hơn và thậm chí là không khả thi.

Nguồn tham khảo: baotainguyenmoitruong.vn

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời