Việc sử dụng thuốc tây cho tôm đã trở thành một chủ đề được nhiều người quan tâm trong ngành công nghiệp nuôi tôm. Bởi một số người cho rằng việc sử dụng thuốc tây có thể đảm bảo sức khỏe toàn diện của tôm. Tuy nhiên, cũng có những người lo ngại về các hậu quả tiềm ẩn mà thuốc tây mang lại. Vì vậy, trong bài viết này Biogency sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Các nội dung chính
Thuốc tây cho tôm là gì?
Thuốc tây cho tôm thực chất là kháng sinh – tân dược, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng và vi khuẩn gây hại trong ao nuôi tôm. Đồng thời, thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp tôm khỏe mạnh hơn, tránh được các bệnh tật. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại thuốc phổ biến là:
- Thuốc diệt vi khuẩn: Thuốc này bao gồm các loại như Thuốc tím Ấn Độ (KMnO4), Chlorine Niclon 7000,… Đây là nhóm thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc giảm số lượng vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm. Từ đó loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, cải thiện sức đề kháng cho tôm.
- Thuốc ức chế vi khuẩn: Đây là nhóm thuốc có khả năng kìm hãm hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, bao gồm các loại như TS DEMA PLUS, Oxytetracyclinem,…. Việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp kiểm soát nhiễm trùng và cho phép hệ thống miễn dịch của tôm có thể phục hồi, có khả năng kháng lại vi khuẩn có hại.
Trong những năm gần đây, bà con thường xuyên dùng thuốc tây trộn lẫn trong thức ăn cho tôm nhưng không biết rõ tác dụng thực sự của những loại thuốc này. Sử dụng quá nhiều hoặc sử dụng một cách không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại nghiệm trọng trong quá trình nuôi tôm.
Sử dụng thuốc tây cho tôm – lợi ít hại nhiều
Việc sử dụng thuốc tây cho tôm sẽ giúp tôm đạt hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị bệnh. Khi tôm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, việc dùng thuốc tây có thể giúp tiêu diệt hoặc làm giảm số lượng vi khuẩn có hại trong cơ thể tôm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bà con lạm dụng thuốc quá mức có thể gây hại ở nhiều khía cạnh như:
- Gây chết vi sinh vật và mất cân bằng trong ao nuôi: Thuốc tây không chỉ tác động đến vi khuẩn gây bệnh mà còn có thể tiêu diệt hoặc làm giảm số lượng cho vi sinh vật có ích trong ao nuôi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sự phát triển của hệ sinh thái ao tôm.
- Tôm dễ tái phát bệnh và khó xử lý: Khi bà con sử dụng thuốc tây không đúng cách hoặc lạm dụng có thể làm cho tôm dễ tái phát bệnh và khó điều trị. Vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh có thể phát triển kháng thuốc, kháng cự với các liệu pháp điều trị khác, gây khó khăn trong việc quản lý bệnh cho tôm.
- Gây khó khăn trong xuất khẩu: Việc sử dụng thuốc tây cho tôm quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm. Nhiều quốc gia có quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng thuốc trong nuôi tôm, đặc biệt là các thuốc có hại cho sức khỏe con người. Việc vi phạm quy định này sẽ làm cho tôm không thể xuất khẩu đi các nước trên thế giới.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng: Thuốc tây được sử dụng trong nuôi tôm có thể chứa các chất có hại cho sức khỏe con người. Việc tiêu thụ các sản phẩm có chứa chất độc hại cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng.
>>> Xem thêm: Danh mục kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản
Vậy làm cách nào để sử dụng thuốc tây/kháng sinh cho tôm hợp lý?
Việc sử dụng thuốc tây cho tôm không đúng sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, trong quá trình nuôi tôm, bà con cần lưu ý theo những nguyên tắc nhất định để giúp tôm khỏe và đạt năng suất cao. Dưới đây là một số lưu ý cơ bản mà bà con cần áp dụng:
- Sử dụng kháng sinh phù hợp: Bà con cần sử dụng các loại kháng sinh đúng với từng loại vi khuẩn gây bệnh cụ thể. Chẳng hạn như đối với việc điều trị loại vi khuẩn Vibrio gây nhiễm bệnh cho tôm, bà con có thể sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline (Oxytetracycline) để khắc phục. Việc xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh thông qua xét nghiệm và tư vấn chuyên gia là quan trọng để lựa chọn kháng sinh đúng.
- Sử dụng đúng liều lượng và thời gian: Bà con cần tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc các chuyên gia. Điều này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả của thuốc và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Lựa chọn kháng sinh được phê duyệt: Bà con chỉ sử dụng chỉ những loại kháng sinh được phê duyệt, khuyến nghị sử dụng trong ngành thủy sản và nuôi tôm như Axit Oxolinic, Lumequine, Sarafloxacin, Enrofloxacin,… Đặc biệt, bà con tránh sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, để đảm bảo an toàn cho tôm và người tiêu dùng.
- Ưu tiên kháng sinh phổ hẹp: Khi phải dùng thuốc, bà con nên lựa chọn sử dụng kháng sinh phổ hẹp, chỉ có tác dụng cho một hoặc một vài loại vi khuẩn thay vì kháng sinh phổ rộng, điều trị trên nhiều loại vi khuẩn. Điều này giúp hạn chế tác động lên hệ vi khuẩn có lợi và giảm nguy cơ tạo sự kháng thuốc.
- Tìm hiểu về kháng sinh được phép sử dụng: Người nuôi tôm cần nắm vững thông tin về các loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như các nhóm nhóm sulfamid, nhóm tetracycline,….Bà con cần tìm hiểu về cách sử dụng, liều lượng, thời gian rút thuốc và các hạn chế liên quan để đảm bảo sự an toàn trong việc điều trị tôm bệnh.
Việc sử dụng thuốc tây cho tôm có thể mang lại lợi ích trong việc điều trị bệnh tật và tăng năng suất. Tuy nhiên, để tránh các tác động tiêu cực, việc sử dụng thuốc tây cần được thực hiện một cách hợp lý và theo hướng dẫn của chuyên gia. Nếu bạn còn muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào thì hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhé!
>>> Xem thêm: Nuôi tôm không kháng sinh liệu có khả thi?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh