Xuất hiện vi khuẩn Vibrio trong nuôi tôm có đáng lo ngại?

Xuất hiện vi khuẩn Vibrio trong nuôi tôm có đáng lo ngại?

Vi khuẩn Vibrio được biết đến là nguyên nhân chính gây bùng dịch bệnh trong nuôi tôm. Tuy nhiên trên thực tế, việc quá tập trung vào nguyên nhân từ Vibrio mà bỏ qua những tác nhân khác khiến không ít bà con tiêu tốn nhiều tiền bạc và công sức nhưng tình hình vẫn không khả quan. Chính vì vậy, bài viết này cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về Vibrio để bà con có cái nhìn tổng quan hơn về vi khuẩn này.

Vi khuẩn Vibrio là gì?

Vibrio là loại vi khuẩn gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0.3 – 0.5 x 1.4 – 2.6 μm. Nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn Vibrio phát triển là 15 độ C, hầu hết vi khuẩn Vibrio đều có thể phát triển trong điều kiện không có oxy (kỵ khí).

Vibrios là thành phần của hầu hết hệ sinh thái dưới nước, chúng được tìm thấy chủ yếu trong nước biển, nước lợ, một số ở nước ngọt. Vibrios là loài có mức độ tiến hoá cao, có 2 nhiễm sắc thể cho phép chúng có tính di truyền khá linh hoạt.

Ước tính hiện có hơn 150 loài vi khuẩn Vibrios với hàng nghìn chủng khác nhau, con số này không chỉ dừng lại ở đó vì ngày càng nhiều loài được xác định.

Xuất hiện vi khuẩn Vibrio trong nuôi tôm có đáng lo ngại?
Vi khuẩn Vibrio khi soi dưới kính hiển vi.

Vi khuẩn Vibrio xuất hiện trong nuôi tôm có đáng lo ngại?

Trong bài viết cập nhật của Tiến sĩ Stephen G. Newman, CEO Aquaintech Inc, Mỹ, ông nhấn mạnh, hầu hết Vibrio đều lành tính và không gây bệnh trừ khi xuất hiện ở mật độ mà chỉ có thể đạt được bằng cách nuôi chúng trong phòng thí nghiệm. Nghĩa là Vibrio có thể sống trong môi trường ao nuôi mà không gây bệnh với mật độ được kiểm soát.

Tuy nhiên điều đáng nói, vi khuẩn Vibrios là vi khuẩn cơ hội, chúng sẽ tấn công khi sức đề kháng của tôm yếu, điển hình như khi tôm sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, ký sinh trùng, nấm,…

Tệ hơn là vi khuẩn Vibrio có khả năng gắn chặt vào bề mặt dạ dày của tôm, hình thành màng bao sinh học trên thành dạ dày vô cùng chắc chắn, từ đó nhân lên. Màng bao có tác dụng bảo vệ chúng khỏi các tác động của kháng sinh, chất khử trùng, chiết xuất thảo dược,…  Do đó, khi ao nuôi nhiễm vi khuẩn Vibrio, dùng kháng sinh gần như là không có tác dụng. Chưa hết, chúng ký sinh vào các loài giáp xác trong ao, khó có thể loại bỏ, khiến tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài trong những lần nuôi tiếp theo.

Các chủng Vibrio gây bệnh và triệu chứng

Các chủng vi khuẩn Vibrio gây bệnh nguy cơ cao có thể kể đến như Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus,Vibrio vulnificus, Vibrio anguillarum, Vibrio campbellii, Vibrio splendidus. Trong đó Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus được xác định là mầm bệnh chính.

  • Vibrio Alginolyticus: Theo Tiến sĩ Stephen G. Newman đây là chủng độc hại nhất, có màu vàng TCBS và gây ra dịch bệnh đỏ dọc thân ấu trùng tôm sú. Lúc này tôm sẽ có các điểm đỏ ở góc râu, phần đầu ngực, thân, các phần phụ.
  • Vibrio Vulnificus: Gây hiện tượng đỏ thân trên tôm sú giai đoạn PL20 và gây chết sớm hàng loạt trên tôm càng xanh (M. rosenbergii) giai đoạn zoea và hậu ấu trùng. Ngoài ra, chúng ăn mòn vỏ ở giáp xác, gây bệnh máu vón cục ở cua, gây bệnh ấu trùng nhuyễn thể.
  • Vibrio Anguillarum: Gây bệnh đốm nâu, đen, thối đen hay hoại tử phần phụ do vi khuẩn phá vỏ gây ra. Bệnh này ảnh hưởng đến tôm từ giai đoạn ấu trùng đến trưởng thành.
  • Vibrio parahaemolyticus: Nguyên nhân của hội chứng chết sớm (hoại tử gan tụy cấp tính) (ấu trùng, con non và con trưởng thành), hội chứng Zoea, hoại tử nhiễm trùng (trẻ giống và nuôi thương phẩm), bệnh vỏ,…
  • Vibrio harveyi: Bệnh vibriosis phát quang (trứng và ấu trùng), hội chứng tử vong sớm (EMS) hoặc Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) (ấu trùng, con non và con trưởng thành)

Cách kiểm soát sự phát triển của Vibrio trong ao tôm

Như vậy, vi khuẩn Vibrio xuất hiện trong ao tôm là điều vô cùng đáng lo ngại khi sức đề kháng của tôm không được tốt, môi trường ao nuôi không đảm bảo. Chính vì thế, từ khóa chính để kiểm soát Vibrio chính là tăng cường sức đề kháng của tôm. Khi tôm có sức đề kháng tốt, Vibrio không có cơ hội tấn công, nếu có thì khả năng chống lại mầm bệnh cũng vô cùng cao.

Để tôm sở hữu sức đề kháng tốt là một quá trình từ việc chọn giống tốt đến khâu vệ sinh khử trùng ao nuôi, khử các mầm bệnh từ lần nuôi trước. Nguồn nước lấy vào cần được đo lường, kiểm định bằng các thiết bị chuyên dụng, tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm. Chế độ ăn cần hợp lý, đa dạng.

Đặc biệt bà con nên bổ sung thêm men vi sinh hay chế phẩm sinh học có chứa các vi sinh có lợi để tăng sức khỏe đường ruột của tôm, từ đó tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bà con có thể tham khảo Men vi sinh Microbe-Lift DFM, một sản phẩm do Viện Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories) nghiên cứu và phát triển từ năm 1976. Là men vi sinh đường ruột duy nhất trên thị trường cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột, bao gồm:

  • Bacillus subtilis.
  • Bacillus pumilus.
  • Bacillus amyloliquefaciens.
  • Bacillus licheniformis.
Xuất hiện vi khuẩn Vibrio trong nuôi tôm có đáng lo ngại?
Men vi sinh Microbe-Lift DFM chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột tôm.

Tùy vào tình trạng của tôm mà liều lượng sử dụng men vi sinh sẽ khác nhau. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn bà con vui lòng liên hệ với Biogency qua Hotline 0909 538 514.

Như vậy, vi khuẩn Vibrio xuất hiện trong ao tôm là điều đáng lo ngại, tuy nhiên nếu kiểm soát tốt môi trường sống, đảm bảo sức đề kháng của tôm luôn tốt thì khả năng chống lại mầm bệnh cũng vô cùng cao. Điều đó đồng nghĩa bà con nên chú trọng hơn đến sức khỏe tôm và môi trường sống mới là cách phòng ngừa Vibrio tốt nhất.

Để được tư vấn chi tiết hơn bà con vui lòng liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 nhé!

>>> Xem thêm: Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS) trên tôm

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký