Sử dụng vôi xử lý nước thải

Sử dụng vôi xử lý nước thải

Vôi được ứng dụng khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phân bón, thủy sản, chăn nuôi… Và trong xử lý nước thải cũng có thể ứng dụng vôi. Sử dụng vôi xử lý nước thải như thế nào? Ưu và nhược điểm của vôi trong xử lý nước thải ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm của vôi xử lý nước thải

Vôi là hợp chất hóa học, có công thức là CaO (Canxi Oxit), nó còn có các tên khác như là vôi sống, vôi nung.

Đặc điểm của vôi CaO:

  • Là chất rắn có dạng tinh thể màu trắng.
  • Khối lượng mol: 56.077 g/mol.
  • Nhiệt độ nóng chảy: 2572°C.
  • Có khả năng ăn da và có tính kiềm.
  • Được sản xuất chủ yếu bằng cách nung đá vôi (CaCO3) ở nhiệt độ khoảng 900°C: CaCO3 -> CaO + CO2 – Q (Q là nhiệt lượng).

Vôi sống CaO được ứng dụng khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực như phân bón, thủy sản, chăn nuôi… và nó cũng được ứng dụng trong xử lý nước thải. Vôi sử dụng trong xử lý nước thải thường ở 2 dạng chính:

  • Vôi bột: Là vôi sống ở dạng bột, thường có màu trắng đục hoặc trắng ngà, độ trắng trung bình đạt từ 80 – 85%.
Vôi CaO dạng bột sử dụng trong xử lý nước thải 
Vôi CaO dạng bột sử dụng trong xử lý nước thải
  • Vôi cục: Là vôi sống ở dạng cục, mỗi cục có kích thước từ 1 – 15cm. Vôi cục thường bị lẫn tạp chất từ 3 – 5%, chủ yếu là các Oxit kim loại như Magie Oxit (MgO), Silic Oxit (SiO2), Nhôm Oxit (Al2O3) hay Sắt Oxit (FeO)…
02 Su dung voi xu ly nuoc thai
Vôi CaO dạng cục

Vôi xử lý nước thải như thế nào?

Người ta dựa vào tính chất hóa học của vôi CaO để ứng dụng nó trong xử lý nước thải. Cụ thể, vôi CaO là một hợp chất thuộc loại Oxit kiềm, rất nhạy cảm với độ ẩm và dễ hấp thụ CO2 cũng như nước. Vôi khi phản ứng với nước sẽ tạo thành Canxi Hydroxit – Ca(OH)2 theo phương trình:

CaO + H2O -> Ca(OH)2

Ca(OH)2 là một hợp chất Bazơ, có tác dụng nâng độ pH của nước thải. Do đó, ứng dụng đầu tiên và quan trọng nhất của vôi xử lý nước thải là: Vôi giúp tăng độ pH của nước thải. Và điều này được áp dụng khi nước thải có tính axit (pH thấp) ví dụ như: Nước thải ngành xi mạ, nước thải sản xuất dược phẩm, nước thải sản xuất hóa chất, nước thải sản xuất thuốc trừ sâu, nước thải ngành dệt nhuộm…

Bằng việc tạo ra Ca(OH)2, vôi sống CaO đã gián tiếp loại bỏ các tạp chất có chứa kim loại nặng gốc Photphat và Sunfat trong nước thải thông qua quá trình tạo ra các kết tủa Ca3(PO4)2, CaSO4.

Phương trình phản ứng:

Ca(OH)2 + (PO4)3– -> Ca3(PO4)2 + OH

Ca(OH)2 + (SO4)2– -> CaSO4  + OH

Bên cạnh đó, sử dụng vôi xử lý nước thải còn giúp giảm độc tính của nước thải cần xử lý hóa chất và xử lý hàm lượng Amonia có trong nước thải. Cụ thể như sau:

  • Vôi giúp giảm độc tính của nước thải: Khi vôi làm cho tính axit của nước thải bị bão hòa (chạm mức pH = 12), lúc này các liên kết Este, Peptide có trong nước thải cũng bị thay đổi cấu trúc phân tử hóa học, từ đó làm giảm độc tố có trong nước thải trước khi bước vào giai đoạn xử lý hóa chất. Điều này được áp dụng cho: Nước thải rửa thuốc trừ sâu, nước rỉ rác, nước thải y tế (từ các bệnh viện và phòng khám).
  • Vôi giúp xử lý hàm lượng Amonia có trong nước thải: Vôi xử lý hàm lượng Amonia thông qua phương pháp kiềm hóa. Cụ thể là khi vôi làm nồng độ pH trong nước thải tăng cao và tính kiềm trong nước thải tăng, lúc này NH4 chuyển hóa các Electron tạo thành NH3 tự do có khả năng bay hơi cưỡng bức.

Hiện nay, sử dụng vôi xử lý nước thải chỉ mới tập trung chủ yếu vào việc cân bằng độ pH của nước thải để phục vụ cho các giai đoạn xử lý tiếp theo. Còn đối với các ứng dụng của vôi khác trong xử lý nước thải vẫn còn khá mới mẻ, cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu và áp dụng.

03 Su dung voi xu ly nuoc thai
Tại các hệ thống xử lý nước thải thường ứng dụng vôi để điều chỉnh độ pH

Ưu nhược điểm khi sử dụng vôi xử lý nước thải

Trong xử lý nước thải, người ta dùng vôi bột nhiều hơn so với vôi cục. Khi sử dụng vôi xử lý nước thải có những ưu và nhược điểm như:

Ưu điểm:

  • Vôi là một hợp chất dễ tìm, dễ mua và dễ sử dụng, chi phí thấp.
  • Có thể sử dụng được cho nhiều loại nước thải khác nhau.
  • Có khả năng điều chỉnh pH nhanh, giúp hệ thống xử lý nước thải vận hành trơn tru.

Nhược điểm:

  • Dễ bị mất tác dụng khi tiếp xúc với môi trường ẩm.
  • Khi sử dụng vôi xử lý nước thải, các vi sinh vật có trong nước thải bị tiêu diệt hoàn toàn (cả vi sinh vật có lợi và có hại), do đó phải mất thời gian nuôi cấy lại hệ vi sinh khi nước thải bước vào giai đoạn xử lý sinh học.
  • Thường để lại cặn có lẫn tạp chất trong hệ thống xử lý nước thải, cần tốn thêm thời gian để xử lý các cặn này.

Bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin về vôi và sử dụng vôi xử lý nước thải, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải cũng như các giải pháp sinh học giúp xử lý nước thải đạt chuẩn đầu ra về Nitơ, Amonia, BOD, COD, TSS… hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được giải đáp nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký