tang giam pH ao nuoi tom

Phương pháp tăng hạ pH ao nuôi tôm hiệu quả

Trong quá trình nuôi tôm, vấn đề tăng hạ pH ao tôm rất được đông đảo người nuôi trồng thủy sản quan tâm, đặc biệt là những người đang tìm hiểu hay mới bắt tay vào lĩnh vực nuôi tôm, cá. Cách để tăng hay hạ pH ao tôm không thiếu nhưng phương pháp nào mới là hiệu quả và đơn giản cho người dùng thì hôm nay Biogency sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

Tìm hiểu về chỉ số pH trong ao nuôi tôm 

tăng giảm ph ao nuôi tôm

pH trong ao tôm là gì?

Bà con trước khi bắt tay vào công việc nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm phải nắm rõ về pH trong nước bởi vì đây là chỉ số rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên tôm, cá hay bất kỳ vật nuôi nào dưới nước.

pH là chỉ số đo hoạt động của các ion Hiđrô (H+) trong nước để thể hiện độ cứng của nước.

  • pH > 7: nước ở môi trường kiềm
  • pH < 7: nước ở môi trường axit
  • pH = 7: môi trường trung tính

Ảnh hưởng của độ pH lên tôm và các vật nuôi trong nước

Độ pH thông báo cho bạn biết môi trường của nước tức môi trường sống của tôm, vì vậy pH cao hay thấp đều rất quan trọng trong việc kiểm soát sự ảnh hưởng của nước ao trong lên tôm, cá và những sinh vật khác nuôi trong ao (nếu có).

  • Nếu chỉ số pH < 5,5 – 6 thì đây là môi trường mang tính axit. Độ pH này không phù hợp với ao nuôi tôm vì nó làm giảm sự tích trữ khoáng trong tôm, giảm độ sinh sôi cũng như làm chậm quá trình lớn của tôm trong ao. Độ pH thấp cũng làm các kim loại nặng dưới nền đáy ao như Fe, Cu, Hg, Pb sẽ được giải phóng và gây ngộ độc cho tôm. 
  • Nếu chỉ số pH > 8,5 – 9,5 thì đây là môi trường mang tính kiềm. Lúc này các Ammonium (NH4+) sẽ chuyển thành Ammonia (NH3) ảnh hưởng lên tôm. Môi trường này cũng dễ phá hủy lớp vỏ ngoài của tôm, làm giảm sự vận chuyển oxy và trao đổi chất nên tôm sẽ bị chậm lớn.
  • Chỉ số pH lý tưởng, phù hợp nhất cho ao nuôi tôm của bạn dao động trong khoảng 7,5 – 8,5. Một khi pH lệch khỏi thông số này bạn cần tìm phương án tăng – hạ pH ao nuôi tôm thích hợp.

Chọn thiết bị đo pH

tăng giảm ph ao nuôi tôm

Tất nhiên để đo được chỉ số pH một cách chính xác, người chăn nuôi tôm dù giàu kinh nghiệm đến đâu cũng phải có dụng cụ đo đạc thay vì áng chừng một cách mơ hồ. Trên thị trường hiện nay có một số dụng cụ đo pH tiện lợi, giá thành phải chăng nên Biogency muốn giới thiệu cho các bạn tham khảo:

  • Bút đo pH: Cách sử dụng đơn giản, chi phí hợp lý. Chỉ cần nhúng đầu điện cực bút vào nước, lắc nhẹ rồi đọc chỉ số hiện trên màn hình.
  • Máy đo pH: Cho nước cần đo vào cốc, nối máy với đầu đo rồi nhúng đầu đo vào cốc nước. Giữ yên 1 – 2 phút là màn hình sẽ hiện kết quả.
  • Hộp test pH: Cho nước cần đo vào lọ mẫu. Nhỏ khoảng 4 giọt thuốc thử vào lọ mẫu, lắc nhẹ rồi so sánh với bảng màu để xem giá trị pH tương ứng.

Cách tăng hạ pH ao nuôi tôm hiệu quả

tăng giảm ph ao nuôi tôm

Cách tăng pH cho ao tôm

Ở trường hợp pH trong ao giảm tương đối thấp, chúng ta có thể làm tăng pH lên bằng cách tạt bột đá Cacbonat (CaCO3). Cách này có tác dụng tương đối chậm nên chỉ áp dụng trong trường hợp pH không quá thấp.

Đối với trường hợp pH trong ao thấp xuống rõ rệt, chúng ta cần sử dụng vôi bột (CaO) hoặc vôi tôi (Ca(OH)2) để cải thiện. Sử dụng vôi tôi với liều lượng 0,5 – 1kg/100m2 bón trong khoảng thời gian 8 – 20 giờ.

Để tăng độ pH nhanh trong thời gian ngắn, sử dụng 20 – 30kg CaO trên 1000m3.

Lưu ý nên bón vôi vào buổi chiều, khi thời tiết mát mẻ hoặc có mưa để đạt hiệu quả cao hơn. (tham khảo cách bón vôi cho ao tôm)

Cách hạ pH ao tôm

Buổi sáng trời nắng nên pH trong nước thường tăng cao (> 8,5) vì vậy chúng ta cần tìm cách giảm độ pH xuống.

Bà con có thể dùng mật rỉ đường theo tỉ lệ 0,3kg/1000m2 hoặc cách thông thường là ủ chế phẩm sinh học với mật rỉ đường 24 – 48 tiếng để tạt xuống ao, nhằm phát triển hệ vi sinh vật phân hủy, tạo ra CO2 giúp làm hạ pH.

Trong những ngày nắng gắt pH dễ tăng cao đột ngột (> 9), bà con nên cân nhắc sử dụng formol theo tỉ lệ 3 – 4ml/m3 để phun xuống ao.

Người nuôi tôm cần lưu ý, những loài thực vật như rễ cây, rong rêu ở trong nước cũng là một phần nguyên do làm tăng độ pH. Vì vậy để hạ pH một cách hiệu quả thì bà con cần chủ động kiểm soát số lượng tảo, cây cỏ mọc trong ao nuôi của mình. Có thể chuyển sang nuôi tôm trong các loại ao nổi có lót bạc để dễ dàng kiểm soát độ pH cũng như những yếu tố liên quan đến môi trường nước tốt hơn.

Tham khảo: Cách tăng giảm kiềm ao tôm

______________________

Qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể hiểu rõ hơn về độ pH và những phương pháp tăng hạ pH ao nuôi tôm đơn giản mà hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn về từng phương pháp cụ thể cải thiện môi trường nước của ao tôm, bạn có thể liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514.

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký