tôm bị sốc nhiệt

Tôm bị sốc nhiệt/sốc môi trường do trời nắng chuyển mưa đột ngột

Chuỗi ngày nắng nóng, điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, sẽ xuất hiện những cơn mưa lớn trái mùa, ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng tôm nuôi. Mưa trái mùa có thể làm tôm bị sốc nhiệt/sốc môi trường do biến động môi trường nước. Để tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này hãy cùng Biogency đi sâu vào bài viết này nhé! 

Tại sao tôm bị sốc môi trường/sốc nhiệt khi trời nắng chuyển mưa đột ngột

tôm bị sốc nhiệt

Trong chuỗi ngày nắng nóng, vào mùa hè, thời điểm những đợt mưa lớn trái mùa ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tôm nuôi. Lượng mưa không hợp lý có thể tác động mạnh vào tôm, gây đục cơ, tôm rơi xuống đáy và chết do môi trường nước thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nước mưa có độ pH thấp và ít đặc hơn nước  ao nuôi tôm nên dù ao có chạy quạt nước hay không thì tỷ trọng nước mưa thường nổi trên mặt ao, nhất là ở những ao nuôi sâu. Khi trời mưa to, nước trong ao nuôi tôm thường bị phân tầng khiến oxy hòa tan trong nước không thể xuống đáy ao. Tình trạng thiếu oxy ở đáy ao nuôi tôm sẽ trầm trọng hơn vào ban đêm, khi tôm và vi sinh vật trong ao cần tiêu thụ nhiều oxy để hô hấp.

Mưa lớn còn gây ra những biến động mạnh về nhiệt độ, độ mặn và độ pH của nước ao. Nước mưa còn làm phèn tích tụ lâu ngày trên bờ ao trôi vào ao khiến pH thấp, đồng thời đáy ao thiếu ôxy hòa tan, sinh ra bùn đáy ao, dễ dàng hình thành một lượng lớn khí H2S và độc tính gây hại.

Sự thay đổi đột ngột của nước ao nuôi và các yếu tố hóa học nêu trên sẽ làm làm tôm bị ảnh hưởng nặng nề, bị sốc nặng và co cụm, làm cho tôm khó vùng vẫy khỏi mặt nước, sau đó bị cong thân, đục cơ và cuối cùng chết dưới đáy nước.

Khi trời nắng chuyển mưa đột ngột có thể gây những tác hại nào khác đến tôm nuôi?

tôm bị sốc nhiệt

Theo thống kê, cứ đến mùa hè là tình trạng tôm chết rải rác xuất hiện ở nhiều nơi trên cả nước, nghiêm trọng hơn có những vụ tôm chết hàng loạt khiến nhiều bà con cảm thấy rất lo lắng. Nguyên nhân được xác định một phần do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiệt độ và độ pH thay đổi đột ngột, môi trường bị sốc, sức khỏe giảm sút, tạo tiền đề cho dịch bệnh bùng phát (đặc biệt là bệnh viêm gan tụy cấp tính).

Đồng thời, nước ao bị nhiễm mặn do nhiệt độ cao dẫn đến các loài thủy sinh trong ao bị chết và phân hủy làm cho ao bị phú dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển. Mật độ tảo phát triển quá mức sẽ dẫn đến lượng oxy hòa tan trong ao thấp, tôm sẽ nổi hoặc chìm xuống đáy vào buổi sáng do thiếu oxy.

Trong giai đoạn nắng nóng, khi gặp mưa lớn, nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ bờ xuống ao nuôi gây phân tầng pH, nhiệt độ ao hạ xuống thấp khiến tôm yếu, mất sức đề kháng và dễ bị bệnh hơn.

Tham khảo: Một số biện pháp chống nóng cho tôm

Những yếu tố cần chuẩn bị trước để chống chọi với ao nuôi thường xuyên gặp phải thời tiết thất thường

tôm bị sốc nhiệt

Với những ảnh hưởng nghiêm trọng kể trên, khi nuôi tôm khi giai đoạn thời tiết khắc nghiệt bà con cần lưu ý những điều sau đây:

Duy trì mật độ nuôi hợp lý

Ngoài việc chọn con giống khỏe (tham khảo cách chọn tôm giống) thì mật độ nuôi hợp lý cũng là yếu tố quan trọng giúp tôm giống phát triển tốt. Mật độ nuôi quá dày và quản lý thức ăn không tốt dẫn đến tôm kém phát triển, nhiều trường hợp xảy ra dịch bệnh sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, mật độ nuôi cần phải duy trì phù hợp theo tình hình của mỗi hộ nuôi khác nhau.

Lưu ý khi thả và duy trì mật độ:

+ Mật độ thả vừa phải, 30-80 con/m2 đối với ao đất, 90-120 con/m2 trong ao bạt, 180-200 con/m2 trong ao tròn, 15-20 con/m2 trong ao nuôi tôm sú.

+ Khi thu hoạch tôm giống phải xét nghiệm ít nhất 3 bệnh nguy hiểm, đó là: bệnh bạch biến, bệnh gan tụy cấp tính, bệnh vi bào tử trùng.

+ Kích thước khi thả nuôi tôm sú phải dài ít nhất 12-15mm và tôm thẻ là 9-11mm.

+ Trước khi thả giống, giống phải được thuần hóa 4 yếu tố: pH, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm trong túi giống với nước ao nuôi ít nhất 1 giờ.

Thực hiện nghiêm ngặt các quy định quản lý ao nuôi tôm

Theo các chuyên gia, việc cải tạo, chuẩn bị ao nuôi hợp lý trước mỗi vụ nuôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi tôm phát triển. Ngoài việc bón vôi, phơi ao, gây màu nước …, người nuôi cần chủ động nguồn nước để có thể thay nước trong ao khi cần thiết. Nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý sơ bộ trong bể lắng và cấp qua lưới lọc;

Ngoài ra, việc quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi rất quan trọng trong nuôi tôm. Khi các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan… được duy trì ở mức ổn định trong phạm vi thích hợp, điều này sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, luôn đảm bảo mực nước trong ao nuôi  > 1,2m để hạn chế ảnh hưởng xấu của nắng nóng; Thời tiết nóng thường làm tăng độ mặn, vì vậy hãy thay khoảng 20% ​​-30% nước vào ao của bạn (thay từ từ không nên thay quá dồn dập)

Bổ sung các khoáng chất cần thiết

Thức ăn của tôm nuôi phải thường xuyên được bổ sung vitamin C và các khoáng chất cần thiết. Điều này không chỉ giúp tôm cải thiện khả năng miễn dịch mà còn giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, việc bổ sung men vi sinh theo liều lượng nhà máy thường xuyên trong nuôi trồng thủy sản giúp phân hủy các thành phần hữu cơ dư thừa trong ao nuôi, đồng thời kiểm soát và xử lý các khí độc nguy hiểm như: H2S, NO2, NH3.

Cách khắc phục khi xảy ra mưa đột ngột

Để hạn chế thiệt hại do mưa đột ngột, bà con cần tăng cường vận hành quạt nước và khơi thông nước mặt khi trời mưa. Đối với ao nuôi tôm có đất kiềm nên vét sạch lớp nước mặt và tầng đáy, bón vôi bột vào ao với liều lượng 10 kg/1.000 m3 nước kể cả khi mưa lớn để tránh thay đổi môi trường đột ngột. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin C và khoáng chất vào ao để giảm hoặc ngừng cho tôm ăn trong/sau khi mưa lớn.

Khi mưa đột ngột, bà con thường không có đủ dụng cụ và hóa chất cần thiết để xử lý ngay môi trường ao nuôi tôm. Để ổn định môi trường nước, tránh ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi trước tình hình mưa lớn trái vụ, bà con cần chủ động dự trữ vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học,… để quản lý môi trường nước tối ưu. Ở những vùng đất chua, nên rắc vôi bột quanh bờ ao để tránh phèn trôi vào ao nuôi tôm khi mưa lớn đột ngột.

Bà con có thể tham khảo kỹ hơn các xử lý ao tôm khi trời mưa để có những biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời.

Đồng thời, bà con cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố hóa lý của nước ao nuôi tôm và hoạt động của tôm nuôi. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường xuyên bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất vào thức ăn cho tôm để giúp tôm nuôi nâng cao sức đề kháng và  chống chịu lại thời tiết bất thường. Thường xuyên kiểm tra ao nuôi sẽ phát hiện kịp thời sự phát triển của bệnh, nhất là vào những ngày có mưa nhiều kéo dài, nhiệt độ thay đổi.

Tham khảo: Nuôi tôm mùa nắng nóng hiệu quả

__________________________

Qua bài viết trên mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tôm bị sốc môi trường/sốc nhiệt do trời nắng chuyển mưa đột ngột. Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ, bà con có thể vận dụng hiệu quả cho ao nuôi của mình. Để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

  1. Cách quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ trong mùa mưa (camau.gov.vn)
  2. Giải pháp nuôi tôm mùa nóng – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)
  3. Một số giải pháp nuôi tôm mùa nắng nóng (namdinh.gov.vn)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký