Phương pháp hóa lý là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả trong xử lý nước thải. Phương pháp này sử dụng các tác nhân hóa học và vật lý để loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nước thải. Hãy đọc bài viết dưới đây của Biogency để tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước thải nhé!
Các nội dung chính
Tổng quan về phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là một kỹ thuật tiên tiến sử dụng hóa chất để loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nước thải. Phương pháp này hoạt động dựa trên các phản ứng hóa học xảy ra giữa hóa chất được đưa vào và các tạp chất trong nước thải. Các phản ứng phổ biến bao gồm oxy hóa khử, kết tủa hoặc phân huỷ các chất độc hại. Dưới đây là một số ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải này:
- Hiệu quả cao: Phương pháp hóa lý giúp loại bỏ triệt để các chất ô nhiễm, đặc biệt hiệu quả với các chất khó phân hủy sinh học.
- Linh hoạt: Giải pháp này áp dụng được cho nhiều loại nước thải khác nhau và có thể điều chỉnh quy trình để phù hợp với nhu cầu cụ thể.
- Dễ vận hành: Hệ thống vận hành tương đối đơn giản và dễ dàng kiểm soát.
Tổng hợp 5 phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải phổ biến
Phương pháp hóa lý đóng vai trò chủ chốt trong việc xử lý nước thải, sử dụng các tác nhân hóa học và vật lý để loại bỏ các chất ô nhiễm. Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu 5 phương pháp phổ biến trong xử lý nước thải, bao gồm:
- Phương pháp keo tụ – tạo bông: Đây là phương pháp sử dụng hóa chất keo tụ để liên kết các hạt lơ lửng nhỏ bé trong nước, tạo thành các bông keo có kích thước lớn hơn. Sau đó, các bông keo này sẽ dễ dàng được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng lọc hoặc tuyển nổi, giúp cải thiện chất lượng nước đáng kể.
- Phương pháp tuyển nổi: Tuyển nổi là một phương pháp xử lý nước thải sử dụng bọt khí mịn để phân tách các hạt rắn, lỏng, các chất lơ lửng không thể tự lắng trong nước thải. Quá trình này hoạt động dựa trên nguyên tắc cung cấp bọt khí mịn vào nước thải, giúp các hạt rắn, lỏng và chất lơ lửng kết dính với nhau. Lực đẩy của bọt khí sẽ đưa các tạp chất này nổi lên trên bề mặt nước thải, tạo thành lớp bọt. Sau đó, lớp bọt này sẽ được gạt bỏ ra khỏi nguồn nước thải bằng dụng cụ chuyên dụng.
- Phương pháp hấp phụ: Phương pháp hấp phụ là một kỹ thuật hóa học sử dụng khả năng hấp phụ của các vật liệu để loại bỏ các chất bẩn và chất độc hại. Quá trình hấp thụ dựa trên sự tương tác vật lý và hóa học giữa các chất ô nhiễm trong nước thải và bề mặt của vật liệu hấp thụ. Các chất ô nhiễm, bao gồm các chất hữu cơ, chất thải độc hại và khí hòa tan, sẽ bám dính vào bề mặt vật liệu hấp thụ, tách ra khỏi nước thải.
- Phương pháp trao đổi ion: Phương pháp hóa lý này hoạt động dựa trên nguyên tắc thay thế các ion không mong muốn trong nước thải bằng các ion khác. Các ion trong nước thải sẽ trao đổi với các ion được gắn trên vật liệu. Các ion không mong muốn sẽ được giữ lại trên vật liệu, trong khi các ion khác được giải phóng vào nước thải.
- Phương pháp trích ly: Phương pháp này trực tiếp sử dụng dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác để tách chất bẩn, tạp chất và khử sạch các chất độc hại trong nguồn nước. Mục đích chính là làm sạch các chất không tan hoặc không thể tự lắng như dầu, axit hữu cơ, và các ion kim loại. Phương pháp này thường được ứng dụng khi nồng độ các thành phần trong nước thải lớn hơn 3-4g/l, vì khi đó giá trị chất thu hồi mới bù đắp đủ cho chi phí dung môi trong quá trình trích ly.
Kết hợp phương pháp hóa lý và sinh học giúp xử lý nước thải đạt chuẩn
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước, việc áp dụng các phương pháp xử lý nước thải hiệu quả là vô cùng cần thiết. Trong số các phương pháp hiện có, phương pháp hóa lý kết hợp với sinh học được đánh giá cao bởi hiệu quả xử lý cao, khả năng ứng dụng rộng rãi và tính linh hoạt. Đây là một giải pháp tối ưu mang lại nhiều lợi ích như:
- Các chỉ số nước thải đầu ra sẽ trở nên ổn định và đúng theo quy chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
- Góp vai trò to lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường nước.
- Có thể tái sử dụng nguồn nước thải đã được xử lý, góp phần giải quyết vấn đề thiếu nguồn nước sản xuất.
- Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp so với các phương pháp truyền thống và dễ dàng vạch ra chiến lược đầu tư dài hạn, đảm bảo hiệu quả và lợi ích lâu dài.
Phương pháp hóa lý là bước hỗ trợ cho phương pháp sinh học. Do đó, bạn cần phải dùng thêm men vi sinh vào bể sinh học để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải. Dưới đây là một số dòng men vi sinh mà bạn có thể sử dụng:
- Microbe-Lift IND: Đây là chế phẩm hỗ trợ phân hủy các chất hữu cơ cứng đầu, BOD, COD, TSS, Nitrat,… từ đó nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống.
- Microbe-Lift N1: Men vi sinh này giúp xử lý Amonia Nitơ, đảm bảo an toàn cho môi trường và sinh vật thủy sinh.
- Microbe-Lift SA: Microbe-Lift SA giúp giảm thiểu lượng bùn, tăng diện tích bể giúp xử lý nước thải hiệu quả hơn.
- Microbe-Lift BIOGAS: Loại men này giúp phân hủy nhanh chóng chất hữu cơ trong hầm Biogas, tăng lượng khí Biogas sinh ra và đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn các phương pháp hóa lý giúp xử lý nước thải hiệu quả. Mong rằng bạn giúp lựa chọn được những phương pháp phù hợp trong việc xử lý nước thải. Nếu bạn cần được hỗ trợ về tư vấn các chế phẩm vi sinh để quá trình xử lý nước thải được tối ưu hơn, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhé!
>>> Xem thêm: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh