Trời lạnh tôm giảm ăn do nhiệt độ xuống thấp, gây ảnh hưởng đến sức đề kháng, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Bà con cần có những biện pháp chăm sóc hợp lý để đảm bảo sức khỏe tôm, tránh các thiệt hại xảy ra trong giai đoạn này.
Các nội dung chính
Lý do vào mùa lạnh tôm lại giảm ăn
Trong mùa lạnh, nhiệt độ nước ao giảm (đặc biệt là giảm nhanh chóng khi sử dụng hệ thống sục khí). Đồng thời, đặc điểm của tôm nuôi là chỉ thích hợp với nhiệt độ 25-32°C, khi nhiệt độ thấp hơn 20°C tôm sẽ tăng trưởng kém hoặc thậm chí ngừng tăng trưởng, khả năng bắt mồi thấp, hệ số FCR tăng (từ 1,5-1,8) và tốc độ tăng trọng chỉ 0,2g / con / ngày (so với 0,3g / con / ngày vào mùa khô), tức là thời gian nuôi sẽ kéo dài thêm khoảng 1,5 lần so với thông thường.
Cường độ bắt mồi và chuyển hóa thức ăn kém hơn, trong khi thay đổi độ mặn, pH và độ kiềm khiến tôm bị chết trong quá trình lột xác. Điều tiếp theo là nhiệt độ thấp khiến việc xi phông, vệ sinh tầng đáy của ao nuôi tôm không được đảm bảo. Khi trời nắng ấm, lượng chất thải, thức ăn dư thừa, xác và vỏ tôm tồn đọng nhiều trong ao, nhiệt độ tăng cao trở lại sẽ nhanh chóng bị phân hủy, sinh ra khí độc ảnh hưởng đến tôm. Tất cả các yếu tố trên làm cho tôm giảm ăn trong giai đoạn này.
Các kinh nghiệm cần chuẩn bị khi nuôi tôm trời lạnh
Cải tạo ao nuôi
Đối với ao trải bạt, tiến hành công tác chuẩn bị ao nuôi, thay bạt nếu đã cũ và cọ rửa đáy ao sạch sẽ. Nên phơi ao lâu hơn bình thường 2-3 ngày vì thời tiết lạnh sẽ lâu khô hơn. Không nên lấy nước vào mùa mưa vì có nhiều bụi bẩn, mầm bệnh và chất lượng nước không ổn định.
Đối với ao đất, vẫn cải tạo đáy ao như bình thường, nhưng cần diệt nhiều loài thiên địch hơn, một số loài giáp xác như cua, ốc,… có tập tính đào hang sâu hơn bình thường vào mùa đông. Sau khi cải tạo ao, lượng nước cung cấp vào phải cao hơn bình thường 20-30 cm. Do vào mùa lạnh, lượng nước càng ít thì nhiệt độ có xu hướng hạ càng thấp, điều này khiến tôm chậm lớn và tôm bỏ ăn. Do đó nên cung cấp nhiều nước để giúp phần nước tầng dưới ao nuôi duy trì nhiệt độ tốt hơn.
Thả giống
Vào mùa lạnh, tôm giống rất dễ mắc các bệnh như đốm trắng, vi khuẩn Vibrio, bệnh phát sáng, do đó bà con không nên thả tôm giống khi nhiệt độ ao nuôi thấp hơn 20°C. Để tôm trong trại giống cho đến khi thời tiết ổn định mới thả, do trại giống có hệ thống sưởi giúp tôm phát triển ổn định. Thả vào những ngày nắng ráo hoặc khi nhiệt độ tương đối ổn định, thời gian thả vào khoảng 11 – 12 giờ trưa, lúc này thời tiết ấm hơn sẽ giúp tôm thích nghi nhanh với môi trường ao nuôi.
Nên sử dụng ao có mái che để giúp hạn chế tác động của gió lạnh lên tôm. Nếu không có ao nuôi ở vị trí thích hợp thì nên che bằng bạt hoặc tấm tôn để hạn chế tối đa lượng khí lạnh ảnh hưởng đến ao nuôi.
Trước khi thả giống 30 phút, để tránh tôm bị sốc bà con nên bật quạt nước để tăng lượng oxy hòa tan, giúp nhiệt độ ao nuôi được lưu thông đều.
Sau khi thả tôm, tiếp tục để quạt nước để nước mặt và đáy luân chuyển đều, đồng thời kết hợp đo đạc nhiệt độ bề mặt, đáy ao vào buổi sáng và chiều tối.
Tham khảo: Cách thả tôm giống giúp tôm khỏe mạnh
Thức ăn
Tôm ăn tốt nhất ở nhiệt độ 27 – 32 ° C. Ở nhiệt độ này tôm ăn rất mạnh. Tuy nhiên, khi nhiệt độ giảm xuống, tôm sẽ không cần nhiều thức ăn mà chỉ cần đủ thức ăn để duy trì hoạt động trong ao. Vì vậy, bà con cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Cần kiểm tra sức khỏe của tôm bằng sàng/vó, những ngày nhiệt độ xuống quá thấp có thể giảm hoặc bỏ ăn, không nên cho ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Khi nhiệt độ ổn định, người nuôi cần theo dõi khả năng bắt mồi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cần bổ sung một số chất phụ trợ vào thức ăn như: men tiêu hóa, vitamin C, vitamin B để tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ của tôm.
Bổ sung Vitamin C cho tôm được xem là việc cần thiết nhằm hỗ trợ tôm sinh trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng bệnh. Tôm là loài động vật biến nhiệt, thay đổi nhiệt độ rất lớn phụ thuộc vào môi trường. Đặc điểm này làm cho tôm không có khả năng tổng hợp vitamin trong cơ thể, khiến tỷ lệ vitamin không đủ.
Quản lý môi trường
Vào mùa lạnh tôm sẽ di chuyển xuống đáy ao, vì vậy cần tăng cường sục khí đáy thường xuyên để cung cấp đủ oxy cho tầng nước dưới và hạn chế stress cho tôm. Hoặc có thể bơm nước từ đáy bể lắng để cấp nước sạch hơn và ổn định nhiệt độ tốt hơn cho ao nuôi.
Đối với nuôi trong nhà kín, ao nuôi có thể sử dụng nhiều hệ thống sưởi để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.
Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học để ổn định môi trường, hạn chế khí độc như men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C hay men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1.
Trong mùa rét, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, ngày 2 lần kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi, bờ ao,… nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố bất lợi cho tôm. Nếu phát hiện các triệu chứng không kiểm soát được cần tham khảo các ý kiến chuyên môn từ những người có kinh nghiệm để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh sử dụng trái phép thuốc cấm, hóa chất, kháng sinh điều trị các bệnh do vi rút gây ra, không xả nước chưa qua xử lý ra ngoài môi trường khi chưa được phép làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Gợi ý một số kỹ thuật nuôi tôm mùa lạnh hiệu quả
Nhiệt độ xuống thấp trong mùa lạnh ảnh hưởng đến sức đề kháng và quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm. Vì vậy, cần có các biện pháp bảo dưỡng hợp lý để ao nuôi phát triển tốt, tránh gây thiệt hại lớn.
Nuôi tôm thâm canh
Kiểm soát mật độ thả nuôi chính xác dựa trên lời khuyên của các chuyên gia. Thực hiện đúng lịch thời vụ đã khuyến cáo và hạn chế thả nuôi khi trời rét.
Giảm hoặc không tăng lượng thức ăn, kể cả khi kiểm tra thức ăn bên trong sàng lọc đang rỗng.
Nâng mực nước trong ao lên trên 1,4m để giảm biến động nhiệt độ ngày và đêm.
Tăng thời gian chạy của quạt, đặc biệt khi có ít ánh sáng mặt trời và nhiệt độ ban đêm giảm xuống đột ngột.
Tăng sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hóa,…
Sử dụng các chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nước, hạn chế khí độc.
Khi phát hiện bệnh do vi khuẩn thì phải dùng thuốc diệt khuẩn (iodine, BKC, …) để điều trị, tôm nuôi bị nhiễm vi rút thì phải xem xét tổng thể, trường hợp quá nặng nên loại bỏ đàn theo quy trình.
Nuôi tôm quảng canh cải tiến
Cần nâng cao mực nước trong ô vuông nuôi tôm (mương bao trên 1,2m, phần mặt ruộng > 0,5m).
Tránh cấp nước trực tiếp từ các sông và kênh khi chưa được lọc. Nước khi cung cấp nước vào ao nuôi thì phải qua lọc và xử lý một cách cẩn thận.
Sử dụng men vi sinh thường xuyên để ổn định môi trường, hạn chế khí độc, làm sạch môi trường nuôi.
Trong trường hợp tôm đang ăn dặm, bà con nên ngừng hoặc giảm lượng thức ăn và trộn thêm các chất dinh dưỡng như vitamin C, men tiêu hóa,… để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Tham khảo: Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt hiệu quả cao
Nuôi tôm quảng canh và nuôi tôm rừng
Thả tôm cắt vụ để có thời gian cải tạo đất, tiến hành cắt vụ để sên vét ao, đầm và thời gian làm khô ao, đầm ít nhất 15-30 ngày.
Thời gian thả giống nên từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12. Với hình thức nuôi nào, bà con cũng cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường (ngày 2 lần), kiểm tra sức khỏe tôm nuôi, kiểm tra bờ ao, cống thoát nước,… để phát hiện sớm vấn đề gây bất lợi cho tôm nhằm mang lại hiệu quả điều trị bệnh nhanh nhất.
Tham khảo: Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh
_______________________________
Với những chia sẻ trên mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng trời lạnh khiến tôm giảm ăn, bên cạnh đó là những kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi tôm mùa lạnh có thể áp dụng trong nuôi tôm thực tế. Để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
Kinh nghiệm nuôi tôm mùa lạnh – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)
Tổng cục thủy sản > Nuôi trồng thủy sản > Nuôi thủy sản (tongcucthuysan.gov.vn)
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh