Để vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế tối ưu mà nước thải đầu ra vẫn đạt chuẩn, đòi hỏi nhà vận hành cần nắm rõ quy trình, thao tác, áp dụng đúng công nghệ cũng như chủ động có phương án kiểm soát để hạn chế tối đa sự cố.
Các nội dung chính
Quy trình xử lý nước thải y tế đạt chuẩn
Với đặc trưng của nước thải y tế, quy trình xử lý ưu tiên áp dụng phương pháp và công nghệ sinh học AAO (Kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí). Tùy theo chất lượng nước đầu ra và nguồn xả thải để quyết định quy trình sẽ kết hợp công nghệ AAO với màng MBR hay công nghệ AAO và MBBR. Dưới đây là quy trình sử dụng màng MBR.
Nước thải y tế từ bệnh viện hay phòng khám, cơ sở y tế,… sẽ được dẫn đến hố thu gom. Trước đó, các rác thải có kích thước lớn sẽ được loại bỏ qua song chắn rác để nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống. Hố thu gom sẽ có kích thước lớn, sâu để chứa đủ lượng nước thải, đồng thời được trang bị bơm chìm để bơm nước sang bể điều hoà.
Bể điều hoà có tác dụng điều hoà lưu lượng và tính chất nước thải trong quá trình sản xuất. Tại bể điều hòa nước thải sẽ được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí cấp vào qua hệ thống đĩa phân phối khí. Nước thải tiếp tục qua bể Anoxic để phân huỷ các hợp chất có chứa Nitơ. Nước thải tiếp tục qua bể sinh học hiếu khí Aerotank để tăng cường phân huỷ các hợp chất hữu cơ.
Trong bể sinh học được gắn các tấm màng lọc MBR gồm nhiều sợi rỗng liên kết nhau, mỗi sợi rỗng có cấu tạo như một tấm lọc với các lỗ siêu nhỏ chỉ có nước sạch mới qua được, phần bùn nằm lại đáy bể. Một phần bùn được tuần hoàn lại bể thiếu khí, phần bùn dư sẽ được đưa về bể chứa bùn. Việc tuần hoàn bùn về bể Anoxic nhằm giảm việc bổ sung vi sinh mới, đồng thời oxy được vận chuyển từ bể hiếu khí đến bể anoxic giúp tránh lãng phí điện năng sục khí.
Cuối cùng để loại bỏ các vi khuẩn, chất độc hại cho môi trường và sinh vật, nước thải sẽ được khử trùng bằng clo đạt tiêu chuẩn xả thải. Nước thải y tế sau khi được xử lý cần đạt Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
Các yếu tố cần lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế
Bên cạnh việc tuân thủ quy trình cụ thể ở trên, để vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo an toàn và duy trì hiệu suất xử lý, nhà vận hành cần lưu ý các yếu tố sau:
Kiểm tra hệ thống thiết bị, máy móc trước khi vận hành HTXLNT y tế
Để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, hạn chế gặp trục trặc, sự cố đột ngột, đầu tiên cần tiến hành kiểm tra tổng thể, đảm bảo các thiết bị và máy móc như máy thổi khí, máy bơm định lượng, máy bơm nước thải,… tất cả đều hoạt động bình thường, không có sự cố kỹ thuật hay vấn đề về hệ thống điện.
Khởi động hệ thống xử lý nước thải
Sau khi kiểm tra, mọi thứ sẵn sàng, nhà vận hành tiến hành bật hệ thống lên và theo dõi các quy trình, đảm bảo các quy trình từ thủ công đến tự động đều hoạt động một cách chính xác. Không quên ghi lại các thông số quan trọng như áp suất, lưu lượng, nồng độ chất thải cũng như các thông số liên quan khác.
Kiểm soát các điều kiện trong quá trình vận hành
Trong quá trình vận hành, luôn chú ý kiểm soát các điều kiện như pH, DO, NH3, Coliform, BOD, COD,… Đồng thời, chủ động lên kế hoạch duy trì nước thải khi đạt chuẩn, và phương án vận hành thay thế nếu nước thải chưa đạt chuẩn.
Giai đoạn kiểm soát quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế sẽ quyết định đến hiệu quả xử lý chất ô nhiễm của toàn bộ hệ thống. Thông thường, để đẩy nhanh quá trình xử lý chất ô nhiễm có trong nước thải y tế, kỹ sư vận hành thường quan tâm đến việc tăng hiệu suất ở các bể xử lý sinh học bằng cách bổ sung thêm các men vi sinh xử lý nước thải, điển hình là:
- Bể hiếu khí: Bổ sung vi sinh Microbe-Lift N1 để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa – xử lý Amonia, hiệu quả xử lý đạt đến 99% chỉ sau từ 2-3 tuần; Microbe-Lift IND để xử lý BOD, COD, TSS – hiệu quả xử lý đạt chuẩn đầu ra chỉ từ 3 – 4 tuần.
- Bể thiếu khí: Bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh khử Nitrate hoạt tính mạnh gấp 5-7 lần các chủng thông thường để nâng cao hiệu suất khử Nitrat của bể.
Ghi nhật ký vận hành
Nhật ký vận hành giúp theo dõi quá trình vận hành hệ thống cũng như dựa vào nhật ký để đưa ra các phương án điều chỉnh phù hợp đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải. Bên cạnh đó báo cáo đến cơ quan chức năng sự cố nếu có. Do đó, trong quá trình vận hành, nhà vận hành cần ghi lại tất cả các hoạt động và thông số quan trọng liên quan tới nước thải, chất, điện nước, bùn thải, dữ liệu quan trắc,… Để người vận hành thuận tiện theo dõi và báo cáo, nhật ký vận hành có thể được ghi chép dưới dạng cuốn sổ hoặc file mềm dạng word hoặc excel,…
Vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn bằng cách sử dụng vi sinh Microbe-Lift
Đối với các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, hiệu suất xử lý phụ thuộc nhiều vào chất lượng và số lượng vi sinh vật. Chính vì vậy, bổ sung vi sinh là cần thiết để tăng cường vi sinh, tiết kiệm thời gian xử lý.
Với hệ thống xử lý nước thải y tế, nhà vận hành có thể tham khảo bộ đôi men vi sinh đến từ thương hiệu hàng đầu Hoa Kỳ là Microbe-Lift gồm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1. Trong đó:
- Men vi sinh MICROBE-LIFT IND: Giúp xử lý BOD, COD, TSS.
- Men vi sinh MICROBE-LIFT N1: Giúp xử lý Nitơ, Ammonia.
Lợi thế của men vi sinh Microbe-Lift là chứa quần thể vi sinh mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường, đồng thời vi sinh ở dạng lỏng nên hiệu quả xử lý cao, toàn diện lại nhanh chóng, không tốn thời gian kích hoạt hay ngâm ủ trước đó như các vi sinh khác. Đặc biệt, men vi sinh Microbe-Lift N1 là sản phẩm dẫn đầu về xử lý Nitơ, Ammonia hiện nay trên thị trường. Với Microbe-Lift hệ thống sẽ giảm được hiện tượng vi sinh chết trong trường hợp tải lượng đầu vào cao, nếu gặp sự cố thì khả năng phục hồi cũng nhanh chóng hơn.
Sản phẩm an toàn cho người và môi trường, sử dụng và bảo quản đơn giản, liều dùng sẽ tuỳ thuộc tính chất nước thải, đặc điểm từng hệ thống. Đội ngũ kỹ thuật của Biogency (đại diện nhập khẩu và phân phối chính thức các dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift) sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết giúp nhà vận hành vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế hiệu quả và tối ưu nhất.
Hotline hỗ trợ 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Quy trình xử lý Amonia cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, y tế đạt chuẩn
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh