xử lý nước thải y tế

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế

Nước thải y tế với đặc trưng là chứa nhiều hợp chất ô nhiễm và vi khuẩn gây bệnh, do đó khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế, bạn cần lưu ý những điều sau để hệ thống lắp đặt được vận hành hiệu quả và xử lý tốt các hợp chất ô nhiễm.

Tìm hiểu quy định hiện hành về xử lý nước thải y tế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Hiện nay, nước thải y tế thải ra môi trường cần phải đáp ứng QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, trong đó yêu cầu giá trị C của các thông số ô nhiễm như sau:

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH

Trong đó, các chỉ số thường bị vượt đối với nước thải y tế là BOD, TSS, Amoni, Nitrat, Photpho, dầu mỡ, vi khuẩn… Do đó, khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế, bạn cần hiểu rõ về điều này để lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp.

01 Nhung dieu can luu y khi lap dat he thong nuoc thai y te
Nước thải y tế chứa hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao

Bên cạnh đó, khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, bạn cũng cần phải quan tâm đến việc lập quy trình bảo trì hệ thống để đảm bảo đáp ứng Nghị định số 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng được Chính phủ ban hành ngày 06/12/2010.

Xác định lưu lượng nước thải để thiết kế hệ thống đúng công suất

Xác định đúng lưu lượng nước thải sẽ giúp hệ thống khi vận hành đúng công suất, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn. Vì nếu xác định công suất thiết kế thấp hơn so với công suất thực tế, khả năng cao là hệ thống sẽ bị quá tải và làm nước thải đầu ra không đạt chuẩn. Và ngược lại, nếu xác định công suất thiết kế cao hơn so với công suất thực, sẽ làm doanh nghiệp tốn kém chi phí đầu tư và quá trình vận hành cũng gặp nhiều khó khăn.

Để làm được điều này, đòi hỏi kỹ sư thiết kế phải khảo sát thật kỹ cơ sở y tế, tính toán các trường hợp phát sinh có thể xảy ra để đưa ra công suất thiết kế phù hợp và tối ưu nhất.

Lắp đặt hệ thống lược rác và điều hòa lưu lượng

Vì đặc trưng của nước thải y tế là chứa nhiều cặn lơ lửng, rác, cát… là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ và hư hỏng các máy bơm, tắc nghẽn đường ống nước, do đó khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế, giai đoạn tiền xử lý (ví dụ như lược rác, song chắn rác…) cũng cần được quan tâm.

Bên cạnh đó, kỹ sư thiết kế cũng cần quan tâm đến việc điều hòa lưu lượng dòng thải vì nếu khi nước thải bước vào giai đoạn xử lý mà lưu lượng không ổn định sẽ rất dễ làm hệ thống bị sốc tải và gây chết hệ vi sinh xử lý chất ô nhiễm.

Xác định các chất ô nhiễm cần xử lý để áp dụng công nghệ phù hợp

Như đã nói ở trên, nước thải y tế thường bị vượt nhiều chỉ tiêu như BOD, TSS, Amoni, Nitrat, Photpho, dầu mỡ, vi khuẩn,… trong đó, Amoni là một trong những chỉ tiêu khó xử lý nhất, bạn có thể sử dụng công nghệ AO kết hợp với bể khử trùng để xử lý loại nước thải này. Và tùy vào nồng độ tính chất nước thải ở mỗi cơ sở y tế khác nhau, có thể kết hợp thêm bể MBBR để tối ưu quá trình xử lý chất ô nhiễm.

02 Nhung dieu can luu y khi lap dat he thong nuoc thai y te
Cần xác định các chất ô nhiễm cần xử lý trong nước thải y tế để áp dụng công nghệ phù hợp

Và 2 điều quan trọng cần lưu ý là:

  • Có đủ thời gian để Nitơ hữu cơ chuyển sang Nitơ Amoni (N-NH4).
  • Tối ưu được quá trình Nitrat hóa diễn ra ở bể hiếu khí Aerotank. Tham khảo thêm: Men vi sinh giúp tối ưu quá trình Nitrat hóa nhờ 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter – Microbe-Lift N1 >>>
03 Nhung dieu can luu y khi lap dat he thong nuoc thai y te
Men vi sinh Microbe-Lift N1 chuyên xử lý nước thải y tế có chứa nồng độ Amoni cao.

Trang bị đủ thiết bị đo và giám sát

Đây cũng là một trong những lưu ý quan trọng mà bạn cần quan tâm khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế. Các thiết bị đo thường là: Máy đo lưu lượng, pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, độ kiềm, máy đo nhanh các chỉ số Nitơ, BOD… Việc trang bị đủ thiết bị đo sẽ giúp bạn kiểm soát các điều kiện trong hệ thống xử lý nước thải y tế đạt tối ưu nhất, và kịp thời điều chỉnh khi có sự cố xảy ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lắp đặt hệ thống giám sát và các máy móc hỗ trợ cho quá trình vận hành hệ thống (ví dụ như: máy thổi khí, máy khuấy chìm…), đảm bảo chúng hoạt động ổn định trong suốt quá trình xử lý nước thải để giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn nhanh nhất.

Tính toán phương án xử lý nước thải y tế khi phải ngừng hệ thống để bảo trì, sửa chữa, khắc phục sự cố

Một trong những vấn đề mà nhiều hệ thống xử lý nước thải y tế hiện nay đang gặp phải là chưa quan tâm nhiều đến việc xử lý các vấn đề phát sinh, do đó chưa có phương án dự phòng khi xảy ra vấn đề trong quá trình xử lý. Để khắc phục, khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải ý tế, bạn cần tính toán và đưa ra phương án lưu trữ nước thải hoặc hệ thống xử lý dự phòng để phòng trường hợp phải ngừng hệ thống để bảo trì, sửa chữa hoặc khắc phục sự cố, đảm bảo toàn bộ nước thải phải được xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở y tế.

Tham khảo: Cách tăng hiệu xuất xử lý nước thải y tế

Trên đây là những chia sẻ của Biogency về các lưu ý mà bạn cần quan tâm khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế. Nếu bạn quan tâm đến các giải pháp sinh học giúp tối ưu quá trình xử lý chất ô nhiễm có trong nước thải y tế, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký