Xu ly nuoc thai benh vien

Quy trình xử lý Amonia cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, y tế đạt chuẩn

Để giảm nồng độ Amonia trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, y tế, cần kiểm soát 3 yếu tố: DO tại bể hiếu khí, pH tại bể hiếu khí và lượng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí.

Thông thường, nước thải phát sinh từ các bệnh viện có nồng độ Amonia, Nitơ khá cao. Trong quá trình vận hành, rất nhiều hệ thống xử lý nước thải bệnh viện gặp vấn đề nồng độ Amonia đầu ra không đạt tiêu chuẩn quy định.

Tùy vào điều kiện vận hành của mỗi hệ thống, nồng độ đầu ra sẽ vượt nhiều hay ít so với tiêu chuẩn. Nếu nồng độ Amonia đầu ra vượt không nhiều, Microbe-Lift sẽ hướng dẫn bạn cách để có thể tự khắc phục vấn đề này một cách đơn giản mà không tốn nhiều chi phí nhé!

Hướng dẫn cách xử lý chỉ tiêu Amonia cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, y tế

Để giảm nồng độ Amonia trong nước thải bệnh viện, trước hết cần hiểu rõ quá trình chuyển hóa của các hợp chất chứa Amonia trong nước thải. Chỉ tiêu Amonia trong nước thải sẽ được xử lý thông qua quá trình chuyển hóa dưới đây:

  • Quá trình Nitrat hóa: NH4+ -> NO2- -> NO3-
  • Quá trình khử Nitrat: NO3- -> N2

>> Xem thêm: 05 YẾU TỐ TẠO NÊN QUÁ TRÌNH KHỬ NITRAT

Quá trình Nitrat hóa sẽ diễn ra tại bể hiếu khí. Do đó, cần kiểm soát lại các điều kiện hoạt động của bể hiếu khí để đảm bảo quá trình chuyển hóa Amonia diễn ra tốt nhất. Ba yếu tố kỹ sư vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần quan tâm là:

Kiểm soát DO tại bể hiếu khí

Quá trình Nitrat hóa là quá trình oxy hóa Amoni. Do đó, cần điều chỉnh để DO > 3 mg/l. Có thể sử dụng máy đo DO cầm tay để kiểm tra DO trong bể.

  • Kỹ sư vận hành cần kiểm tra lại hoạt động của đĩa thổi khí, thay thế những đĩa đã không còn hoạt động, đảm bảo khí phân phối đều trong bể.
  • Kiểm tra lại công suất máy thổi khí đảm bảo cấp đủ lượng khí cần thiết cho bể. và điều chỉnh các van khí cho phù hợp
xu ly amonia he thong xu ly nuoc thai benh vien 01
Hình 1. Kiểm tra DO của bể sinh học.

Kiểm soát pH tại bể hiếu khí

Quá trình Nitrat hóa diễn ra tốt nhất trong điều kiện pH từ 7,0 – 7,5. Sử dụng máy đo pH cầm tay để kiểm tra pH trong bể hiếu khí.

  • Bổ sung thêm Xút hoặc Soda vào bể hiếu khí để nâng pH lên > 7.
  • Sử dụng bơm định lượng hoặc hệ nhỏ giọt để châm hóa chất đảm bảo pH trong bể luôn ổn định.
Kiem tra pH - Xu ly nuoc thai benh vien
Hình 2. Kiểm tra pH cho nước thải tại bể hiếu khí.

Tăng hoạt tính cho hệ bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Sự ổn định của bùn trong bể sinh học cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý Amonia trong nước thải. Nếu trong bể hiếu khí có bùn hoạt tính hoạt động ổn định, không chỉ giúp xử lý ổn định các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, mà một phần lớn Amonia đã được xử lý thông qua quá trình hình thành tế bào vi sinh vật, giúp giảm nồng độ Amonia đầu ra. Mà qua đó, hệ bùn tốt là môi trường thuận lợi cho quá trình Nitrat hóa diễn ra và chuyển hóa tối đa.

  • Đánh giá hiện trạng bùn hoạt tính trong bể để xác định hoạt tính của bùn: Lấy mẫu bùn và quan sát độ lắng của bùn, màu bùn và kích thước bùn.
  • Cân bằng và bổ sung dinh dưỡng. Có thể sử dụng mật rỉ đường. Lưu ý: Tùy thuộc vào tính chất bùn để định lượng dinh dưỡng bổ sung phù hợp
  • Bổ sung thêm lượng vi sinh mới để tăng tính hoạt hóa của bùn (nếu cần).
Kiem tra bun - Xu ly nuoc thai benh vien
Hình 3. Kiểm tra độ lắng của bùn.

Đối với những hệ thống xử lý nước thải bệnh viện có hàm lượng Amonia vượt ngưỡng đầu ra quá cao, không thể xử lý bằng những cách trên, đừng ngần ngại liên hệ đến Microbe-Lift để được tư vấn phương án xử lý hiệu quả và tiết kiệm nhất! Hotline hỗ trợ: 0909 538 514.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận