Để xử lý Amonia, Nitrat và Tổng Nitơ đạt chuẩn, phương án sử dụng vi sinh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Sau 4 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift cho nước thải thực phẩm, hàm lượng Amoni giảm được 88% và Nitrat giảm 48%.
Các nội dung chính
Lo lắng của kỹ sư vận hành về Nitơ trong hệ thống nước thải
Đối với nước thải, trước khi thải ra môi trường đều phải đạt được những tiêu chuẩn khắt khe do nhà nước quy định. Riêng về chỉ tiêu Nitơ, đã có đến 3 chỉ tiêu mà doanh nghiệp cần quan tâm xử lý là: Amoni, Nitrat và Tổng Nitơ.
Một số loại nước thải thường bị vượt chỉ tiêu Nitơ có thể kể đến là: Nước thải cao su, chế biến thủy sản, thực phẩm, chăn nuôi, sinh hoạt…
Để xử lý Amonia, Nitrat và Tổng Nitơ đạt chuẩn cũng là vấn đề gây khó khăn cho nhiều kỹ sư vận hành, vì đây không phải là những chỉ tiêu dễ xử lý. Có 3 khó khăn mà nhiều kỹ sư vận hành thường gặp phải trong quá trình xử lý các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ là:
Bể Anoxic hoạt động không hiệu quả, không khử được Nitrat
Nguyên nhân dẫn đến tính trạng này có thể là do hàm lượng DO quá cao, bể không có khả năng xử lý. Bên cạnh đó, máy trộn khuấy hoạt động không đều, khí Nitơ không thoát ra ngoài được hoặc thiếu hụt vi sinh vật làm giảm khả năng phản ứng khiến bùn nổi, làm giảm hiệu suất hoạt động của bể Anoxic.
Xem thêm: Quá trình Nitrat hóa trong xử lý nước thải
Thiếu dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng không cân bằng làm giảm hiệu suất xử lý Nitơ
Hàm lượng dinh dưỡng C:N:P tối ưu cho quá trình xử lý Nitơ là 100:5:1. Nếu hàm lượng dinh dưỡng không đủ hoặc không cân bằng, ví dụ Carbon hoặc Phốt-pho quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý Nitơ.
Bể hiếu khí, thiếu khí không đủ lượng vi sinh có khả năng xử lý Nitơ hoạt động
Để quá trình Nitrat hóa diễn ra được suôn sẻ, tại bể hiếu khí cần có sự góp mặt của 2 chủng vi sinh là: Nitrosomonas và Nitrobacter. Nếu thiếu chủng Nitrosomonas, Amoni không thể chuyển hóa thành Nitrit và nếu thiếu chủng Nitrosomonas, Nitrit không thể chuyển hóa thành Nitrat, không thể đưa nước thải vào bể Anoxic để xử lý.
Tại bể thiếu khí (Anoxic), nếu thiếu chủng Pseudomonas sp, bể không có khả năng khử được Nitrat để chuyển hóa thành Nitơ phân tử (N2) thoát ra ngoài môi trường, nước thải sẽ không đạt chuẩn xả thải như mong muốn.
Vi sinh chuyên dùng xử lý Amonia, Nitrat và Tổng Nitơ đạt chuẩn xả thải Cột B, Cột A
Hai dòng sản phẩm chuyên dụng để xử lý các chỉ tiêu về Nitơ, Nitơ hữu cơ được nhiều kỹ sư vận hành hệ thống lựa chọn sử dụng là Microbe-Lift N1 và Microbe-Lift IND. Vi sinh giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn xả thải Cột B, Cột A của tiêu chuẩn xả thải tương ứng với từng loại nước thải.
Microbe-Lift N1 – Thúc đẩy Nitrat hoá, xử lý nước thải bị vượt Nitơ, Amonia
Vi sinh Microbe-Lift N1 là một trong số ít các sản phẩm trên thị trường chứa 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter để tham gia và thúc đẩy quá trình Nitrat hoá trong hệ thống xử lý nước thải:
- Khởi động và thúc đẩy quá trình Nitrat hoá, giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng và ổn định, từ đó làm tăng khả năng chuyển hoá Amoni thành Nitrit và Nitrat, giai đoạn bắt buộc cần có để xử lý Nitơ trong hệ thống nước thải.
- Giảm đáng kể mùi Amoniac phát sinh trong hệ thống.
- Có thể hoạt động với hàm lượng Amonia lên đến 1.500 mg/l, khắc phục hiện tượng vi sinh chết do sốc tải khi hàm lượng Amonia cao.
- Khả năng thúc đẩy quá trình Nitrat hóa trong điều kiện thời tiết lạnh.
- Sử dụng được cho nhiều loại loại nước thải, từ cao su, thủy sản, bia, thực phẩm… đến nước thải sinh hoạt đô thị, chung cư, cao ốc văn phòng, y tế…
Microbe-Lift IND – Chuyên khử Nitrat cho hệ thống bị vượt Nitơ Tổng
Vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng Bacillus licheniformis, Bacillus amyloliquefaciens, Pseudomonas sp, chủng vi khuẩn chuyên khử Nitrat cho hệ thống xử lý nước thải bị vượt Nitơ Tổng:
- Tăng hiệu quả của quá trình khử Nitrat, giúp ổn định hiệu suất xử lý Nitơ cho hệ thống, từ đó, đưa hợp chất chứa Nitơ về dạng Nitơ tự do (N2).
- Giảm Nitơ Tổng đầu ra. Đồng thời, giảm BOD, COD, TSS đầu ra.
- Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải cho hệ thống.
- Tăng cường quá trình phân huỷ sinh học của từng hệ thống, phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
- Các chủng vi sinh có thể hoạt động khi độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%). Sử dụng được cho tất cả các loại hình nước thải có chứa chất hữu cơ.
5 lợi ích khi lựa chọn xử lý Amonia, Nitrat và Nitơ tổng bằng vi sinh Microbe-Lift
Xử lý Amonia bằng sinh học là phương pháp được ưu tiên lựa chọn cho hệ thống xử lý nước thải trong những năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này vì bên cạnh lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống.
5 lợi ích đáng kể khi lựa chọn xử lý Amonia, Nitrat và Nitơ tổng bằng vi sinh Microbe-Lift:
- Giúp xử lý chỉ tiêu Nitơ đầu ra đạt chuẩn xả thải trong thời gian ngắn, chỉ từ 2 – 4 tuần.
- Liều lượng duy trì thấp, giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp khi hệ thống xử lý nước thải hoạt động trong thời gian dài và liên tục.
- Vi sinh có thể hoạt động khi tải lượng đầu vào tăng cao, khắc phục tình trạng vi sinh chết thường thấy ở các sản phẩm xử lý nước thải thông thường.
- Giảm chi phí vận hành và nhân công cho toàn bộ hệ thống.
- An toàn cho hệ thống xử lý nước thải, môi trường, con người và vật nuôi. Góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
Một số hệ thống xử lý nước thải đã áp dụng Vi sinh xử lý Amoni Microbe-Lift và đạt được những kết quả tích cực:
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
Sau 4 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift, hàm lượng Amonia (tính theo N) từ 140 mg/l (so với quy chuẩn cột B là 10mg/l) giảm xuống mức KPH (LOD=0,22) – máy đo không thể phát hiện.
- Hệ thống xử lý nước thải thực phẩm:
Sau 4 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift, hàm lượng Amoni giảm được 88% và Nitrat giảm 48%.
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt từ nhà máy sản xuất gang, thép:
Sau 30 ngày sử dụng vi sinh Microbe-Lift, chỉ tiêu Amonia đo được là 3,53 mg/l, có thời điểm nồng độ này chỉ còn 0,73 mg/l, đạt chuẩn xả thải ra môi trường.
Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí phương án Xử lý Amonia, Nitrat và Tổng Nitơ đạt chuẩn cột B, cột A phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải của bạn.
Tài liệu tham khảo:
TRỊNH, Xuân Đức. Nghiên cứu, ứng dụng xử lí Amoni trong nước ngầm trên hệ thống thiết bị sử dụng vật liệu mang vi sinh chuyển động. 2018. PhD Thesis. Học viện Khoa học và Công nghệ. – P.19 – P.42
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh