Với những cơ sở quy mô lớn thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là điều tất yếu. Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động năng suất và hiệu quả thì không thể thiếu kết hợp Vi sinh Microbe-Lift.
Nước thải trong chế biến nước mắm có chứa nồng độ muối và hàm lượng BOD, COD cao. Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm rất khó khăn trong việc xử lý nước thải và mùi hôi. Với những cơ sở quy mô lớn thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là điều tất yếu. Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động năng suất và hiệu quả thì không thể thiếu kết hợp Vi sinh Microbe-Lift.
Các nội dung chính
Nguồn gốc phát sinh và đặc trưng của nước thải chế biến nước mắm
Nước thải trong quá trình chế biến nước mắm chủ yếu từ khâu vệ sinh các thiết bị. Thành phần chủ yếu là các hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng của nước mắm. Vì thế đặc trưng của nước thải là hàm lượng COB, BOD và độ muối cao. Ngoài ra trong nước thải còn chứa độ màu do sử dụng chất tạo màu nước mắm.
Sơ đồ xử lý nước thải chế biến nước mắm
Quy trình công nghệ trong xử lý nước thải chế biến nước mắm
Nước thải từ hố gas được dẫn về bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng điều hòa tính chất, lưu lượng nước thải trong bể. Tại bể điều hòa có sục khí có tác dụng phân hủy các hợp chất hữu cơ hòa tan và tránh lắng cặn trong bể.
Tại bể điều hòa cần kết hợp với vi sinh chuyên xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND. Microbe-Lift IND được nuôi cấy dạng lỏng, thiết kế chuyên biệt cho xử lý nước thải. Những vi sinh này sẽ phân hủy nhanh chóng các chất béo, hợp chất hữu cơ hòa tan.
Nếu muốn xử lý mùi hôi, nên kết hợp với vi sinh Microbe-Lift OC. Đây là vi sinh xử lý mùi hôi khá đặc biệt, hết mùi chỉ trong 5 phút.
>> Xem thêm: ỨNG DỤNG VI SINH MICROBE-LIFT TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Tại bể lắng I sẽ giữ lại các chất rắn lơ lửng ở dạng phân tán có trong nước thải. Nước thải sau khi đi qua bể lắng sẽ tự chảy sang bể UASB để bắt đầu quá trình xử lý sinh học kỵ khí.
Tại bể UASB, nước thải được phân bố đều trên diện tích đáy bể. Nước thải đi từ dưới lên qua lớp bùn lơ lửng. Khi qua lớp bùn này, hỗn hợp nước thải và bùn hấp thụ một phần các chất gây ô nhiễm như BOD, COD hòa tan có trong nước thải.
Để hiệu quả hơn nên sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND, sản phẩm cốt lõi của dòng sản phẩm vi sinh môi trường. Microbe Lift IND giúp giảm BOD, COD, TSS cho nước thải một cách đáng kể. Nước sau khi xử lý được thu bằng máng đặt trên bề và tự chảy tới bể điều chỉnh pH để điều chỉnh pH từ 7- 7,5.
Nước thải qua hệ thống MBR bắt đầu quá tình xử lý hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng. Sau đó nước thải qua bể chứa màng lọc để giữ lại các hạt có kích thước lớn. Tiếp đó, nước thải được bơm qua bể trung gian trước khi lên bồn lọc áp lực để đảm bảo khử độ màu và mùi.
>> Xem thêm: GIẢM AMONIA VÀ NITƠ TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Trước khi qua hệ thống lọc NF, nước thải sẽ qua bể khử trùng và được khử trùng bằng NaCl. Cuối cùng nước được bơm lên hệ thống lọc NF, qua NF và bơm vào bể chứa tuàn hoàn tái sử dụng.
Từ bể lắng I, UASB, MRB bùn được dẫn tới bể chứa bùn. Trong các bể lắng này nên sử dụng sản phẩm Microbe-Lift IND để cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn thải sau xử lý.
Tại bể chứa bùn, bùn sẽ được nén và giảm độ ẩm. Phần nước bùn sẽ được thu và dẫn về bể điều hòa.
Công nghệ xử lý nước thải nước mắm nói chung và xử lý nước thải công nghiệp nói riêng đang dần hướng tới phương pháp thân thiện với môi trường. Với những dòng sản phẩm của Vi sinh Microbe-Lift, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng với hiệu quả cao mà không ảnh hưởng tới hệ thống xử lý và sức khỏe người tiêu dùng. Liên hệ ngay 0909 538 514 để được tư vấn trực tiếp miễn phí nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh