Ngành sản xuất sơn phát triển ngày càng mạnh mẽ để phục vụ cho việc trang trí nhà ở, cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về vấn đề nước thải. Ngay sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu về những đặc trưng cũng như quy trình xử lý nước thải ngành sản xuất sơn phổ biến nhất hiện nay.
Các nội dung chính
Thành phần nước thải ngành sản xuất sơn
Nước thải tại các cơ sở sản xuất sơn chứa hàng loạt các chất gây ô nhiễm độc hại. Các thành phần này có độ phân tán, khả năng chịu nhiệt cũng như nhiều loại tính chất hóa học hoàn toàn khác nhau. Chúng rất đa dạng về mức độ độc hại, màu sắc và mùi hương đặc trưng.
Những thành phần độc hại trong nước thải ngành sản xuất sơn chủ yếu là các hóa chất, kim loại nặng trong chất tạo màu. Ngoài ra nước thải sản xuất sơn còn có:
- Tạp chất, rác vụn như giấy, nhựa bao bì,…
- Nước thải từ các thiết bị phản ứng, bồn ủ, thiết bị khuấy trộn chứa các dung môi hữu cơ, chất tạo màng, bột dẻo.
- Chất lơ lửng và nhiều loại phụ gia phức tạp, khó xác định khác.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng Nito, Photpho trong nước thải sản xuất sơn cũng khá đáng kể. Những thành phần độc hại này về lâu dài không được xử lý sẽ làm phát sinh các độc tố BOD, COD, TSS,… gây ảnh hưởng đến con người và môi trường.
Bảng giá trị các thông số trong nước thải ngành sản xuất sơn
Thông số | Đơn vị | Giá trị |
pH | 8 – 9 | |
COD | mg/L | 5500 – 6000 |
BOD | mg/L | 550 – 600 |
TSS | mg/L | 2500 – 3000 |
Tác động của nước thải sản xuất sơn đến môi trường
Nước thải sản xuất sơn là một nguồn gây hại rất lớn đến môi trường. Khi được xả thải trực tiếp ra môi trường mà chưa qua quá trình xử lý, những thành phần trong nước thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, mùi và mất thẩm mỹ cho cảnh quan.
Những chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, sông hồ do cản trở lượng oxy hòa tan. Chúng sẽ gây ra các mùi khó chịu, nước bị đục và nhiều khả năng gây bệnh cho người sử dụng.
Chất dinh dưỡng trong nước thải sản xuất sơn còn gây ra hiện tượng phú dưỡng. Tình trạng này rất nguy hiểm cho các thực vật thủy sinh, chúng có thể chết và gây ra nhiều mùi hôi thối khó chịu cũng như làm thay đổi cảnh quan sông ngòi. Chính vì những tác động nguy hiểm đó mà việc xử lý nước thải ngành sản xuất sơn trở nên cực kì quan trọng.
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ngành sản xuất sơn
Hố thu gom: từ các bộ phận của sản xuất, nước thải trong nhà máy sẽ được dẫn sang hố thu gom để chuẩn bị cho việc xử lý. Để đi vào được hố thu gom, nước sẽ đi sang một song chắn rác để lọc các tạp chất khô, kích thước lớn không được đi vào hố thu gom.
Bể điều hòa: sau khi đã thu gom đến một thể tích nhất định, nước thải sản xuất sơn sẽ được bơm trực tiếp sang khu vực bể điều hòa. Khi ở bể này, nước sẽ được ổn định về lưu lượng và nồng độ các chất độc hại. Việc điều hòa nước là một quy trình không thể bỏ qua vì nhờ đây mà quá trình xử lý nước về sau được diễn ra trơn tru và an toàn.
Bể keo tụ tạo bông: nước thải sản xuất sơn ổn định về lưu lượng và nồng độ sẽ chảy sang bể keo tụ tạo bông. Hóa chất kết dính sẽ được thêm vào bể liên kết những hạt keo, bùn nhỏ gom lại với nhau thành những bông cặn có kích thước đủ lớn.
Bể lắng 01: ngay sau khi được keo tụ, nước được dẫn sang bể lắng 1, các bông cặn vừa được kết dính sẽ được lắng sâu xuống đáy bể.Sau, bùn sẽ được di chuyển sang bể riêng, nước tiếp tục di chuyển để xử lý.
Bể Fenton: để đảm bảo quy trình xử lý phía sau được thuận tiện hơn, nước thải sẽ được mang đến bể oxy hóa bằng hệ fenton. Tại đây, axit H2SO4 cũng như chất oxi hóa H2O2 và xúc tác MnSO4 sẽ được cho vào nước để xảy ra các phản ứng phân hủy một số chất có độ bền cao.
Bể trung hòa: sau quá trình phân hủy, lượng bùn trong nước thải sản xuất sơn lại một lần nữa tăng lên. Vì thế mà hệ thống sẽ đưa nước sang bể lắng trung hòa để tiếp tục làm sạch. Tương tự ở bể lắng 1, phần bùn sẽ được mang đến một khu vực riêng. Nước thải lúc này sẽ được điều chỉnh về trạng thái trung hòa để quá trình xử lý vi sinh tiếp theo được đảm bảo.
Bể Aerotank: nước được lọc và phân hủy cơ bản sẽ bắt đầu vào quá trình xử lý tại bể Aerotank. Lúc này, các vi sinh vật hiếu khí với đặc tính của mình sẽ liên tục phân hủy chất hữu cơ trong nước thải để phục vụ cho quá trình sinh dưỡng. Chúng sẽ tạo thêm nhiều sinh khối mới nhờ dùng nguồn thức ăn từ trong nước. Tại bể hiếu khí, quá trình xử lý nước thải ngành sản xuất sơn sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành những hợp chất vô cơ, nước, O2 và CO2 ít độc hại cho môi trường.
Bể lắng 02: sau quá trình xử lý nhờ vi sinh vật, nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng cuối cùng để lắng phần bùn sinh học tồn tại trong nước. Phần bùn lắng này được chia sang hai khu vực, một lượng bùn sẽ trở về bể xử lý Aerotank để duy trình sinh khối, phần còn lại sẽ được mang đi xử lý.
Bể khử trùng: sau loạt quy trình xử lý nước thải sản xuất sơn một cách liên tục, giờ đây phần nước trong đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT và được mang đi khử trùng để làm sạch một lần triệt để. Cuối cùng, nước được thải ra môi trường qua đường cống của nhà máy.
Chọn MICROBE-LIFT IND cho hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn
Nước thải sản xuất sơn tồn tại rất nhiều nguy cơ tiêu cực cho con người và môi trường. Các nhà máy cần phải ý thức hơn trong việc xử lý nước thải để đảm bảo quá trình hoạt động của mình diễn ra thật an toàn và bền vững. Làm tốt việc này, doanh nghiệp đang đảm bảo cho sức khỏe của nhân viên cũng như toàn thể cộng đồng.
Chế phẩm vi sinh hiệu quả đến từ Biogency
Tuy nhiên, việc tìm kiếm một đơn vị cung cấp chế phẩm xử lý nước thải sản xuất sơn không phải là một điều đơn giản. Chúng tôi, với sản phẩm Microbe-Lift IND tự tin trở thành một người bạn đồng hành để quý khách an tâm trong nhiệm vụ xử lý nước thải. Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc làm giảm nồng độ của BOD, COD, TSS cũng như hạn chế bùn, cặn trong nước thải ngành sản xuất sơn.
Sản phẩm Microbe-Lift IND – Vi sinh xử lý nước thải BOD, COD, TSS là sản phẩm cốt lõi trong dòng sản phẩm vi sinh môi trường, chứa quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng, có khả năng hoạt động mạnh hơn vi sinh thông thường gấp 5 – 10 lần, tiết kiệm tối đa thời gian xử lý nước thải.
Cách sử dụng Microbe-Lift IND:
- Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
- Ngày 1 – 2: dùng 40 – 80 ml/m3.
- Ngày 3 – 7: dùng 10 – 20 ml/m3.
- Ngày 8 – 30: dùng 2 – 5 ml/m3.
- Sử dụng để duy trì sự ổn định và hiệu suất của hệ thống: dùng 1 – 5 ml/m3.
Không chỉ dừng lại ở mục đích kinh doanh, đội ngũ nhân viên chúng tôi với tình yêu môi trường, sự trăn trở về sức khỏe cộng đồng sẽ dùng hết kinh nghiệm, kiến thức của mình để mang đến quý khách hàng những chế phẩm sinh học xử lý nước thải sản xuất sơn an toàn, bền vững và hiệu quả. Liên hệ với Biogency qua số Hotline 0909 538 514 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh