xu ly nuoc thai ph thap

Ảnh hưởng và cách xử lý nước thải pH thấp

Quá trình xử lý nước thải yêu cầu khá khắt khe về độ pH để đạt được hiệu quả xử lý cao. Nước thải có pH thấp ảnh hưởng gì đến quá trình xử lý? Cách nhận biết và xử lý nước thải pH thấp như thế nào?

Độ pH trong nước thải là gì?

pH (viết tắt của Pondus Hydrogenii) là chỉ số dùng để biểu thị tính axit hoặc bazơ của dung dịch. pH có thang đo từ 1-14, không có đơn vị đo. Đối với nước thải, độ pH giúp đánh giá tính chất của nước thải: nếu pH < 7 là nước thải có tính axit, nếu pH = 7 là nước thải trung tính và nếu pH > 7 là nước thải có tính bazơ.

Trong hầu hết các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải hiện nay đều quy định khoảng giới hạn cho nồng độ pH. Bảng dưới đây là ví dụ cho một số loại nước thải điển hình:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải Giá trị C của nồng độ pH
A B
QCVN 40:2011/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

6 – 9 5,5 – 9
QCVN 14:2008/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

5 – 9 5 – 9
QCVN 28:2010/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế

6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
QCVN 62-MT-2016/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

6-9 5,5-9
QCVN 13-MT:2015/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm

6-9 5,5-9

Trong quá trình xử lý nước thải, có rất nhiều lý do khiến nồng độ pH thay đổi như sự xuất hiện của các hợp chất Hydroxit, Cacbonat, Bicacbonat… hoạt động của vi sinh vật trong quá trình Nitrat hóa, nước thải chứa nhiều bùn hoạt tính… Do đó, việc quy định giới hạn xả thải đối với nồng độ pH trong các QCVN sẽ giúp đảm bảo nước thải đầu ra không bị chênh lệch pH quá nhiều đối với nước thải ở các nguồn tiếp nhận, tránh việc gây mất cân bằng sinh thái nguồn nước.

Tham khảo: Kiểm soát pH trong nước thải

Nước thải có độ pH thấp ảnh hưởng gì cho quá trình xử lý?

Khi nước thải có độ pH thấp sẽ làm ảnh hưởng đến cả quá trình xử lý hóa lý và xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải:

Đối với quá trình xử lý hóa lý, điển hình là keo tụ – tạo bông:

Để quá trình này diễn ra hiệu quả và các vật chất lơ lửng được keo tụ thì độ pH cần phải ở mức trung hòa. Nếu pH trong nước thải thấp, các hóa chất keo tụ dễ bị biến tính, mất hiệu suất, dẫn đến chất rắn lơ lửng nhỏ không thể kết dính với nhau thành mảng lớn và lắng xuống đáy mà thay vào đó là hệ thống sẽ xuất hiện những lớp bùn, cặn trôi nổi trên bề mặt, gây ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của cụm sinh học phía sau.

Đối với quá trình xử lý sinh học:

Hiệu quả xử lý nước thải ảnh hưởng nhiều bởi chỉ số pH, đặc biệt là ở các bể xử lý sinh học trong hệ thống (bể hiếu khí, bể thiếu khí và bể kỵ khí). Các nhóm vi khuẩn khác nhau (vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn thiếu khí, vi khuẩn kỵ khí) đòi hỏi một mức độ pH khác nhau để tối ưu việc xử lý chất ô nhiễm. Thông thường, pH từ 7–8,5 là phù hợp.

Tuy nhiên, nếu pH trong nước thải bị thấp, nước thải sẽ có tính axit mạnh, làm quá trình tiết enzyme của các vi sinh vật bị cản trở. Đồng thời, môi trường axit của nước thải còn tạo điều kiện cho nhiều loại nấm, vi khuẩn không phù hợp có cơ hội phát triển, từ đó làm giảm hiệu suất và hiệu quả xử lý chất ô nhiễm ở các bể sinh học.

xử lý nước thải ph thấp

Ngoài những ảnh hưởng đến quá trình xử lý hóa lý và xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải, nước thải có pH thấp còn ảnh hưởng đến các thiết bị có trong hệ thống xử lý nước thải, ví dụ như máy thổi khí, máy sục khí… Vì khi nước thải có pH thấp, tính axit trong nước thải sẽ làm gia tăng khả năng ăn mòn thiết bị, làm giảm tuổi thọ của thiết bị, phải bảo trì thiết bị liên tục khiến quá trình xử lý nước thải bị ảnh hưởng.

Cách nhận biết nước thải pH thấp

Nước thải có pH < 7 được xem là nước thải có độ pH thấp. Có nhiều cách để nhận biết như:

Sử dụng giấy quỳ tím:

Nhỏ vài giọt nước thải vào giấy quỳ tím, màu của giấy quỳ sẽ thay đổi. So với bảng màu của thang đo pH ta sẽ xác định được nước thải có đang ở trong tình trạng pH thấp hay không. Hình dưới đây sẽ minh họa:

xử lý nước thải ph thấp
Bảng so màu pH để xác định tính chất nước thải

Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, dễ thực hiện, tuy nhiên độ chính xác không hoàn toàn mà dựa trên cảm quan của người kiểm tra. Và phương pháp này cũng chỉ xác định được giá trị pH trong một khoảng chứ không xác định được cụ thể chính xác chỉ số pH trong nước thải.

Sử dụng máy đo hoặc bút đo pH chuyên dụng:

Việc sử dụng máy hoặc bút để đo pH khá đơn giản, chỉ cần cho máy hoặc bút đo tiếp xúc với nước thải là có thể đọc và hiện kết quả pH chính xác chỉ sau một vài phút.

Ưu điểm của phương pháp này là quá trình thực hiện cũng khá nhanh, đơn giản, kết quả cho ra chính xác, tuy nhiên sẽ mất một khoản phí nhỏ để đầu tư máy hoặc bút đo pH.

Tham khảo: Vai trò và cách xác định pH nước thải

Xử lý nước thải pH thấp bằng cách nào?

Xử lý nước thải pH thấp là thực hiện các biện pháp để tăng độ pH cho nước thải. Một số hóa chất được sử dụng để nâng pH như: CaCO3, Mg(OH)2, Na₂CO₃, NaHCO₃, NaOH,… Trong đó, sử dụng NaOH có phần phổ biến hơn vì quy trình thực hiện đơn giản và chi phí thấp.

Để xử lý nước thải pH thấp bằng NaOH, cách thực hiện là:

  1. Pha loãng NaOH trước khi châm vào hệ thống xử lý nước thải vì NaOH bán trên thị trường thường ở dạng xút vảy. Nồng độ NaOH thích hợp để xử lý nước thải pH thấp là từ 50ppm. Khi pha cần đảm bảo về bảo hộ, an toàn lao động và hạn chế hít mùi NaOH quá nhiều.
  2. Châm từ từ NaOH sau khi được pha loãng vào nước thải, trong quá trình châm cần khuấy đều nước thải để NaOH có thể tiếp xúc với toàn bộ nước thải. Kiểm tra độ pH của nước thải sau mỗi lần châm NaOH, đến khi nước thải đạt độ pH trung hòa thì dừng lại.

Trên đây là cách nhận biết cũng như xử lý nước thải pH thấp. Nếu hệ thống xử lý nước thải của bạn cũng đang gặp tình trạng như trên và chưa biết cách khắc phục, hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký