xu ly nuoc thai san xuat gom su

Áp dụng quy trình nào để xử lý nước thải sản xuất gốm sứ đạt hiệu quả?

Quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ cần phải loại bỏ được các chất lơ lửng và chất hữu cơ thì việc xử lý mới đạt hiệu quả. Dưới đây Biogency sẽ thông tin đến bạn một quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ điển hình hiện nay.

Thực trạng xử lý nước thải sản xuất gốm sứ tại Việt Nam

Làm gốm sứ là một ngành đã có từ lâu tại Việt Nam. Trải qua nhiều năm phát triển, nghề làm gốm sứ đã mang đến cho thị trường nhiều sản phẩm chất lượng với thiết kế ấn tượng mang đậm bản sắc văn hóa, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất gốm lại là mối lo ngại cho môi trường vì chưa được tập trung xử lý.

Điển hình là vùng sản xuất gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội). Với hơn 20 năm phát triển cũng là khoảng thời gian người dân trong khu vực sống chung với ô nhiễm môi trường từ nước thải sản xuất gốm sứ. Sông Hồng hằng ngày phải tiếp nhận những nguồn nước đen ngòm, bốc mùi khó chịu từ các xưởng sản xuất gốm.

01 xu ly nuoc thai san xuat gom su
Quá trình sản xuất gốm sứ phát sinh nhiều nước thải cần xử lý

Thành phần nước thải sản xuất gốm sứ

Nước thải sản xuất gốm sứ phát sinh chủ yếu từ quá trình ngâm đất, nhào trộn than, tráng men, vệ sinh/rửa dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng và quá trình sinh hoạt của công nhân viên trong xưởng.

Do nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ đất sét nên thành phần của loại nước thải này chứa nhiều chất cặn lơ lửng, bên cạnh đó là có độ màu cao từ quá trình tráng men và các chất hữu cơ từ quá trình vệ sinh/sinh hoạt của công nhân viên.

Dưới đây là bảng ví dụ về thông số ô nhiễm đầu vào của nước thải sản xuất gốm sứ:

STT Hạng mục Đơn vị đo Giá trị ô nhiễm
1 pH 6-9
2 BOD5 mg/l 310-400
3 COD mg/l 464-553
4 SS mg/l 395-511
5 Nitơ mg/l 90-120
6 Photpho mg/l 50-70

Nếu không có biện pháp xử lý nước thải sản xuất gốm sứ phù hợp để loại bỏ chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường, loại nước thải nước thải này sẽ tồn đọng lại ở nhiều cống rãnh và xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí gây phát sinh nhiều loại khí gây mùi khó chịu, đồng thời các chất ô nhiễm khi thấm xuống đất gây ô nhiễm cho môi trường đất, dẫn đến làm suy giảm chất lượng nước ngầm.

Áp dụng quy trình nào để xử lý nước thải sản xuất gốm sứ đạt hiệu quả?

Với những đặc trưng về thành phần nước thải nêu trên, để quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ cần phải loại bỏ được các chất lơ lửng và chất hữu cơ thì việc xử lý mới đạt hiệu quả. Dưới đây Biogency sẽ thông tin đến bạn một quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ điển hình hiện nay:

02 xu ly nuoc thai san xuat gom su
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ.

Mô tả chi tiết quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ:

  • Nước thải sản xuất được thu gom, lọc rác và đưa vào bể lắng sơ bộ, cùng lúc đó nước thải từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên cũng được thu gom vào hầm tự hoại sau đó đưa vào bể này. Tại bể lắng sơ bộ, các chất rắn có kích thước lớn và nặng hơn nước sẽ được lắng xuống đáy và được loại bỏ. Phần nước thải sẽ được tiếp tục đưa vào bể điều hòa.
  • Tại bể điều hòa, nước thải sẽ được điều loại lại tốc độ, lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Sau đó, nước thải được bơm vào bể phản ứng.
  • Tại bể phản ứng, các hóa chất điều chỉnh pH sẽ được thêm vào để đưa nước thải về độ pH phù hợp cho quá trình keo tụ. Sau đó, hóa chất keo tụ sẽ được cho vào bể nhằm keo tụ các chất rắn lơ lửng có trong nước. Khi phản ứng kết thúc, nước thải sẽ được đưa qua bể tạo bông.
  • Tại bể tạo bông, hóa chất tạo bông sẽ được bổ sung (ví dụ như Polymer). Cùng với tác động của cánh khuấy, các hạt keo tụ sẽ được tạo bông thành các bông cặn. Sau đó nước thải sẽ được chuyển qua bể lắng 1.
  • Tại bể lắng 1, các bông cặn sẽ được lắng và loại bỏ, phần nước thải sẽ được dẫn vào bể Aerotank để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ.
  • Tại bể Aerotank, các chủng vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại đây, các chỉ tiêu BOD, COD và phần chất rắn lơ lửng (TSS) còn sót lại sẽ được loại bỏ. Tiếp theo, nước thải sẽ được đưa vào bể lắng 2.
  • Tại bể lắng 2, nước thải được lắng để loại bỏ các bùn sinh học. Phần nước trong sẽ được đưa vào bể khử trùng.
  • Tại bể khử trùng, các hóa chất khử trùng sẽ được thêm vào để xử lý các vi khuẩn, virus, nấm… có trong nước thải để nước thải đầu ra đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT.

Để tăng hiệu suất xử lý nước thải sản xuất gốm sứ sinh học ở bể Aerotank, các sản phẩm men vi sinh chứa các chủng vi sinh vật hiếu khí được bổ sung thêm vào nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Là một sản phẩm chứa đến 13 chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh khác nhau, Microbe-Lift IND là sản phẩm men vi sinh sử dụng cho bể Aerotank được nhiều kỹ sư môi trường lựa chọn.

03 xu ly nuoc thai san xuat gom su
Men vi sinh Microbe-Lift IND tăng hiệu suất xử lý bể Aerotank.

Ưu điểm của Microbe-Lift IND:

  • Giúp gia tăng mật độ vi sinh vật trong bể sinh học nhanh chóng nhờ sản phẩm được sản xuất ở dạng lỏng, đảm bảo khả năng sống của vi sinh vật đến 99%.
  • Giúp nâng cao hiệu suất xử lý BOD, COD, TSS nhờ chứa 13 chủng vi sinh vật khác nhau, hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần vi sinh vật thông thường.
  • Có khả năng chịu được tải lượng ô nhiễm cao (COD < 12.000 mg/l và BOD < 10.000mg/l), giúp hệ thống xử lý nước thải giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.

Nếu bạn đang cần tư vấn phương án chi tiết để xử lý nước thải sản xuất gốm sứ, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký