Trong đời sống hiện nay, các sản phẩm từ nhựa được sử dụng khá phổ biến. Cũng bởi lý do đó mà nhu cầu sản xuất ra các sản phẩm từ nhựa cũng gia tăng, kéo theo đó là sự gia tăng của nước thải. Để xử lý nước thải sản xuất nhựa hiệu quả cần áp dụng công nghệ nào? Bài viết dưới đây Biogency sẽ giải đáp cho bạn.
Đặc trưng của nước thải sản xuất nhựa
Để sản xuất ra được một sản phẩm từ nhựa, quy trình sản xuất cũng khá phức tạp với nhiều công đoạn như: tạo hạt nhựa, thu gom/phân loại/làm sạch, pha màu, kéo sợi nhựa, trộn các chất phụ gia, ép khuôn nhựa, cắt gọt và cho ra thành phẩm cuối cùng. Với quy trình sản xuất phức tạp như vậy, nước thải được phát sinh từ khá nhiều nguồn khác nhau:
- Nước thải từ công đoạn pha màu, cắt gọt phần dư thừa để cho ra thành phẩm cuối cùng.
- Nước thải từ công đoạn vệ sinh nhà xưởng, thiết bị.
- Nước thải từ công đoạn giải nhiệt cho đường ống, thiết bị máy móc.
- Nước thải từ bếp ăn của nhà máy sản xuất.
- Nước thải từ quá trình vệ sinh của công nhân viên làm tại nhà máy.
- v..v..
Nước thải sản xuất nhựa có thành phần khá phức tạp với nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đặc trưng là hàm lượng COD cao, tỷ lệ BOD/COD thấp, COD khó phân hủy; nhiều Nitơ, Photpho, chất hoạt động bề mặt và vi sinh vật gây bệnh.
Bảng dưới đây là ví dụ về các thông số ô nhiễm đầu vào của một nhà máy sản xuất đồ nhựa hiện nay:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào | QCVN 40:2011/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | pH | – | 6,2 – 6,6 | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 | BOD5 | mg/l | 75 – 150 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 650 – 3200 | 75 | 150 |
4 | TSS | mg/l | 350 – 500 | 50 | 100 |
5 | Tổng Nitơ | mg/l | 10 – 20 | 20 | 40 |
6 | Tổng Photpho | mg/l | 3 – 5 | 4 | 6 |
7 | Dầu mỡ | mg/l | 3 – 5 | 5 | 10 |
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa hiện nay
Để xử lý hiệu quả các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải sản xuất nhựa, công nghệ thường được áp dụng là kết hợp hóa học – sinh học. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải điển hình như sau:
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa này là:
- Có khả năng xử lý toàn bộ chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất nhựa, từ các chất hoạt động bề mặt đến các chất ô nhiễm hữu cơ như BOD, COD, TSS.
- Giảm thiểu tối đa lượng bùn thải ra ngoài.
- Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý.
- Chi phí vận hành không quá cao do có sự kết hợp với phương pháp sinh học để xử lý chất ô nhiễm hữu cơ.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa cụ thể như sau:
- Tại song chắn rác – bể tách mỡ: Nước thải sau quá trình sản xuất đi qua song chắn rác để giữ lại các cặn rác và các chất nhựa không tan, sau đó chảy tiếp qua bể tách mỡ để lọc đi dầu mỡ và chảy qua bể điều hòa.
- Tại bể điều hòa, nước thải được xáo trộn liên tục để đảm bảo không xảy ra sự phân hủy hữu cơ và được kiểm soát các thông số như pH, độ kiềm… sau đó chảy qua bể keo tụ – tạo bông.
- Tại bể keo tụ – tạo bông: 2 quá trình được diễn ra tại đây là keo tụ nhằm phá vỡ trạng thái bền của của hạt keo và tạo bông nhằm kết dính các hạt keo nhỏ thành các hạt keo lớn hơn. Hóa chất keo tụ – tạo bông được thêm vào để phản ứng diễn ra dễ dàng hơn, sau đó nước thải được chảy qua bể lắng 1.
- Tại bể lắng 1: Tại bể lắng 1, các cặn bẩn sau khi đã keo tụ – tạo bông sẽ được lắng xuống và đưa ra ngoài để xử lý (nén bùn – phơi bùn). Phần nước thải được đưa vào bể hiếu khí Aerotank.
- Tại bể Aerotank: Oxy hòa tan được cấp liên tục cho bể này thông qua hệ thống thổi khí, sục khí. Phương pháp xử lý nước thải sinh học được áp dụng tại đây. Vi sinh vật sẽ thông qua cơ chế sinh trưởng và phát triển của chúng để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ như BOD, COD, TSS… thành CO2 và nước. Để vi sinh vật hoạt động hiệu quả, có một số yếu tố mà kỹ sư vận hành cần quan tâm là:
- Nên bổ sung thêm các vật liệu tiếp xúc để tăng khả năng tiếp xúc giữa nước thải và vi sinh vật (ví dụ như giá thể), đồng thời tạo điều kiện để vi sinh vật bám dính và phát triển tốt hơn.
- Kiểm soát các điều kiện môi trường, đặc biệt là DO, pH, độ kiềm để vi sinh vật có môi trường thuận lợi nhất cho quá trình phát triển và xử lý chất ô nhiễm.
- Để quá trình xử lý nước thải sản xuất nhựa diễn ra nhanh hơn, nên bổ sung định kỳ men vi sinh Microbe-Lift IND để tăng mật độ vi sinh vật có trong bể. Microbe-Lift IND là dòng men chứa đến 13 chủng vi sinh vật khác nhau, có khả năng hoạt động mạnh gấp 5 -10 lần so với vi sinh vật bản địa, và đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý BOD, COD, TSS và khử Nitrat.
Sau khi xử lý xong các chất ô nhiễm hữu cơ, nước thải sẽ được chảy qua bể lắng 2.
- Tại bể lắng 2: Bể này sẽ lắng bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý sinh học. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn về bể Aerotank để tiếp tục xử lý chất ô nhiễm, phần còn lại sẽ được thải bỏ. Nước thải sẽ được đưa đến bể khử trùng.
- Tại bể khử trùng: Bể này có nhiệm vụ xử lý các vi sinh/vi khuẩn về mật độ cho phép trước khi đưa nước thải đạt chuẩn ra môi trường.
Tham khảo:
Nếu hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhựa của bạn đang gặp khó khăn trong quá trình xử lý chất ô nhiễm, hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh