xử lý nước thải sản xuất nước tương

Thành phần và công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước tương

Nước tương là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều bếp ăn của gia đình, cũng vì thế mà nhu cầu sản xuất loại gia vị này cũng ngày một tăng. Điều này đã kéo theo lượng nước thải phát sinh ngày một nhiều, gây áp lực lên hệ thống xử lý nước thải của nhiều nhà máy, nhất là khi các quy định về bảo vệ môi trường đang ngày càng được siết chặt. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải sản xuất nước tương đạt chuẩn theo QCVN 40:2011/BTNMT? Mời bạn đọc cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây.

Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất nước tương

Quá trình sản xuất nước tương trải qua nhiều công đoạn, bao gồm làm sạch nguyên liệu, ngâm rửa, hấp, làm nguội, nuôi mốc, phối trộn nguyên liệu, ủ nguyên liệu, thủy phân, hãm mốc, trích ly-lọc, phối chế, thanh trùng, lắng tự nhiên-lọc tinh, chiết chai-dán nhãn. Với nhiều công đoạn kể trên, lượng nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất nước tương là khá nhiều, chủ yếu đến từ các giai đoạn:

  • Ngâm rửa, làm sạch nguyên liệu.
  • Hấp nguyên liệu.
  • Phối trộn nguyên liệu.
  • Chiết chai, dán nhãn.
  • Vệ sinh chai lọ, bao bì.
  • Vệ sinh máy móc, thiết bị.
xử lý nước thải sản xuất nước tương
Quá trình sản xuất nước tương phát sinh nhiều nước thải ô nhiễm cần xử lý.

Bên cạnh nước thải từ quá trình sản xuất, các nhà máy/xưởng sản xuất nước tương còn phát sinh nhiều nước thải từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của công nhân sản xuất.

Thành phần nước thải sản xuất nước tương

Với quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn, nước thải sản xuất nước tương có nồng độ muối cao với thành phần phức tạp:

  • Các chất hữu cơ trong nước thải (chiếm khoảng 50-60%), bao gồm các chất hữu cơ từ nguyên liệu, chất thải từ hoạt động bài tiết của con người.
  • Các chất vô cơ trong nước thải (chiếm khoảng 40-42%), bao gồm đất, cát,…
  • Các chất hoạt động bề mặt như chất tẩy tổng hợp…
  • Các loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, tảo, giun sán…

Dưới đây là bảng ví dụ về thành phần nước thải đầu vào của một hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước tương hiện nay:

Chỉ tiêu Đơn vị đo Nồng độ nước thải đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B
pH 4,1 5,5-9
SS mg/l 109 100
BOD5 mg/l 356 50
COD mg/l 549 150
Tổng Photpho mg/l 22 6
Tổng Nitơ mg/l 431 40
Amonia (NH4+) mg/l 118 10
Coliform MPN/100ml 11×10^4 5000

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước tương hiện nay

Với tính chất nước thải phần lớn là các chất hữu cơ, do đó công nghệ hiệu quả nhất để xử lý nước thải này là công nghệ sinh học với sơ đồ quy trình xử lý điển hình như sau:

xử lý nước thải sản xuất nước tương
Quy trình xử lý nước thải sản xuất nước tương

Mô tả chi tiết về quy trình xử lý:

  • Nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất và chất thải rắn có kích thước lớn, sau đó chảy vào hố thu gom và đi qua bể điều hòa.
  • Tại bể điều hòa, hệ thống khuấy trộn sẽ được hoạt động để xáo trộn nước thải, mục đích là để trộn đều các chất ô nhiễm và tránh cho nước thải xảy ra sự phân hủy hữu cơ. Đồng thời, tại bể điều hòa, các hóa chất nâng pH cũng được sử dụng để cân bằng lại độ pH của nước thải, vì nước thải sản xuất nước tương đầu vào có pH khá thấp, điều này xảy ra là do trong quá trình sản xuất có giai đoạn sử dụng axit để thủy phân nguyên liệu.
  • Tiếp theo, nước thải sẽ được đưa đến bể SBR – đây là bể chính dùng để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Bể SBR xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ, các quá trình phản ứng xảy ra chỉ trong một bể và nước thải được xử lý theo mẻ. Quy trình phản ứng từng mẻ liên tục với 5 pha, bao gồm: làm đầy – phản ứng – lắng – rút nước – ngưng). Nước thải sau khi xử lý xong ở bể này về cơ bản là đạt các chỉ tiêu như BOD, COD, TSS, Nitơ, Amonia, Photpho. Sau đó nước thải sẽ được đưa qua bể trung gian để chứa nước thải và dẫn dần sang bể lọc áp lực.
  • Tại bể lọc áp lực, nước thải sẽ được loại bỏ một lần nữa các cặn còn sót lại. Phần nước trong sau khi lọc sẽ được đưa qua bể khử trùng.
  • Bể khử trùng có nhiệm vụ xử lý các vi sinh vật còn sót lại để đảm bảo nước thải đầu ra đạt yêu cầu về cả các chất ô nhiễm và Coliform theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Để nâng cao hiệu suất xử lý nước thải sản xuất nước tương với quy trình công nghệ như trên, quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải nên bổ sung vào bể SBR dòng men vi sinh Microbe-Lift IND – chứa 13 chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh ở dạng lỏng, giúp gia tăng mật độ vi sinh vật có trong bể để quá trình xử lý các chất ô nhiễm diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

xử lý nước thải sản xuất nước tương
Men vi sinh xử lý nước thải sản xuất nước tương Microbe-Lift IND.

Ưu điểm của Microbe-Lift IND:

  • Có thế mạnh trong xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, TSS và khử Nitrat.
  • Có khả năng chịu được lượng nước thải đầu vào tăng cao, giúp giảm tình trạng vi sinh bị chết do sốc tải.
  • Có khả năng phục hồi nhanh hệ vi sinh sau khi hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước tương gặp sự cố.

Nếu hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước tương của bạn đang gặp vấn đề trong quá trình vận hành, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và đưa ra phương án khắc phục nhanh chóng nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký