Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải sinh hoạt đang trở thành một vấn đề rất cấp bách, nhất là khi đô thị hóa phát triển mạnh mẽ và lượng nước thải sinh hoạt gia tăng nhanh chóng. Các phương pháp xử lý hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế khiến việc thu gom và xử lý nước thải gặp không ít khó khăn. Việc áp dụng các giải pháp hiệu quả như phương pháp sinh học sẽ giúp loại bỏ các chất ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn về quy trình này, bạn hãy cùng BIOGENCY khám phá nội dung sau nhé!

Thành phần ô nhiễm cần xử lý trong nước thải sinh hoạt

Để đảm bảo nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn đầu ra, bạn cần phải hiểu rõ các chỉ số ô nhiễm. Dưới đây là các thành phần chính trong nước thải sinh hoạt cần được xử lý:

  • BOD – Nhu cầu Oxy sinh hóa: Đây là chỉ số quan trọng dùng để đo lượng oxy hòa tan cần thiết cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Khi BOD quá cao, oxy trong nước sẽ bị cạn kiệt gây ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật dưới nước và tạo điều kiện cho tảo phát triển gây ô nhiễm môi trường.
  • Nitrat và Photphat: Lượng Nitrat và Photphat trong nước thải sinh hoạt quá cao có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng làm tảo và thực vật nhỏ phát triển quá mức gây giảm chất lượng nước và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Những hợp chất này thường đến từ chất thải con người, nước rửa thực phẩm, phân động vật, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu.
  • Amoni – Ammonia: Amoni (NH3) là một thành phần ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt. Nếu không được xử lý, Amoni sẽ làm tiêu thụ oxy trong nước gây phú dưỡng cho hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Amoni cũng có thể gây ra sự cố trong các hệ thống xử lý nước, làm giảm hiệu quả của các biện pháp khử trùng và tạo ra nguy cơ ô nhiễm nước ngầm.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Lượng Nitrat và Photphat trong nước thải sinh hoạt quá cao có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng.

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học được thiết kế khoa học và chặt chẽ để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chất lượng an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt:

Bể tiếp nhận

Đầu tiên, nước thải sinh hoạt được bơm vào bể tiếp nhận, nơi các tạp chất như dầu mỡ và rác thải lớn sẽ được tách ra. Quá trình này giúp giảm thiểu sự tắc nghẽn trong các giai đoạn xử lý tiếp theo đồng thời nâng cao hiệu suất của toàn hệ thống.

Bể điều hòa

Sau khi qua bể tiếp nhận, nước thải được chuyển đến bể điều hòa. Tại đây, nước thải sẽ được sục khí liên tục để duy trì sự ổn định về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.

Bể thiếu khí

Môi trường thiếu oxy trong bể giúp khử hoàn toàn nitrat trong nước thải, một thành phần ô nhiễm có thể gây hại cho hệ sinh thái nếu không được xử lý đúng cách.

Bể hiếu khí

Nước thải tiếp tục được đưa vào bể hiếu khí, nơi các vi sinh vật có lợi sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Việc bổ sung giá thể sinh học giúp tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển và thực hiện quá trình nitrat hóa, phân hủy các chất hữu cơ thành các hợp chất như CO2, H2O, và CH4. Điều này cũng giúp giảm chỉ số BOD trong nước thải.

Bể tách bùn và bể lắng

Tại bể tách bùn, các chất cặn bã, bùn và cát từ quá trình xử lý được giữ lại. Bể lắng có nhiệm vụ tách các tạp chất này ra khỏi nước giúp nước thải trở nên trong sạch hơn. Các bể lắng thường có tuổi thọ sử dụng dưới 3 năm vì chúng cần phải được thay thế để duy trì hiệu quả.

Bể khử trùng

Cuối cùng, nước thải từ bể lắng sẽ được đưa vào bể khử trùng để xử lý bằng Chlorine. Quá trình này giúp tiêu diệt vi khuẩn và các mầm bệnh còn lại trong nước nhằm đảm bảo nước thải sạch và an toàn trước khi đưa vào sử dụng hoặc thải ra môi trường.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học được thiết kế khoa học và chặt chẽ

Kết hợp men vi sinh để tăng hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt

Để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt, việc sử dụng men vi sinh là một giải pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý hiện đại. Một trong những sản phẩm nổi bật chính là men vi sinh Microbe-Lift IND. Sản phẩm này được chế tạo từ quần thể vi sinh vật mạnh mẽ, nuôi cấy dưới dạng lỏng giúp tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ như BOD, COD và TSS. So với các loại men vi sinh thông thường, Microbe-Lift IND có mức độ hoạt động mạnh gấp  5 đến 10 lần.

Ngoài ra, men vi sinh Microbe-Lift N1 cũng được ứng dụng hiệu quả trong việc xử lý nitơ và amoniac trong nước thải. Sản phẩm này có tác dụng giảm mùi amoniac và thúc đẩy quá trình Nitrat hóa đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Microbe-Lift N1 đặc biệt phù hợp cho các khu đô thị, cao ốc, chung cư và văn phòng. Một số ưu điểm nổi bật của men vi sinh Microbe-Lift N1 bao gồm:

  • Vi sinh dạng lỏng, không cần ủ trước khi sử dụng, dễ dàng áp dụng vào hệ thống.
  • Phù hợp cho hệ thống có hàm lượng Amoniac lên đến 1500 mg/L.
  • Giảm chi phí vận hành hệ thống và tối ưu hóa nhân công kiểm soát.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Bộ đôi men vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 gồm quần thể vi sinh vật mạnh mẽ, được ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học là một giải pháp hiệu quả và bền vững giúp giảm thiểu tác động xấu đến hệ sinh thái. Để có thể áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả, bạn cần một hệ thống xử lý phù hợp và các sản phẩm men vi sinh chất lượng. Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm này, bạn có thể liên hệ với BIOGENCY qua hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Bí quyết giúp xử lý nước thải sinh hoạt đạt loại A

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký