Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, để đánh giá hiệu quả xử lý nồng độ ammonia của hệ thống, các nhà vận hành sẽ sử dụng một số cách đơn giản để xác định nồng độ ammonia. Thông thường, các kỹ sư vận hành sẽ đo nồng độ ammonia sau bể lắng và bể sinh học hiếu khí.
Các nội dung chính
Sau bể lắng
Bước 1:
Phân tích mẫu nước thải tại phòng thí nghiệm: Lấy mẫu nước thải sau bể lắng để phân tích. Nếu nước thải đang chứa lượng lớn chất lơ lửng khó lắng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân tích nồng độ ammonia. Khi đó, các phòng phân tích sẽ phải sử dụng máy ly tâm để tách các chất lơ lưởng trước khi phân tích.
Bước 2:
Dùng máy : Sử dụng máy đo nồng độ ammonia để xác định nhanh . Để có thể đưa ra những quyết định kiểm soát kịp thời cho hệ thống. Mức độ chính xác của phương pháp này không cao. Khi mẫu nước thải có nồng độ ammonia quá cao. Tuy nhiên, các kỹ sư vận hành có thể pha loãng mẫu. Để đảm bảo nồng độ ammonia nằm trong khoảng cho phép của máy đo.
Tham khảo: Nguyên nhân xử lý Amoni không đạt
Trong bể sinh học hiếu khí
Sự khác biệt giữa đo ammonia trong bể sinh học hiếu khí và sau bể lắng là nồng độ chất lơ lửng trong mẫu nước nước lấy tại bể sinh học hiếu khí rất cao. Do đó, nhất định phải sử dụng phương pháp ly tâm để nhanh chóng tách các chất lơ lửng trước khi đem đi phân tích.
Dưới đây, là cách các kỹ sư lấy mẫu phân tích.
Họ lấy 1 ống nhỏ nước thải trong bể sinh học hiếu khí. Đổ đầy 2 ổng đến vạch 100% và quay ly tâm mẫu trong 2 phút. Sau khi ly tâm, tách lấy phần nước trong đem đi phân tích nồng độ ammonia.
>> Xem thêm : 05 LÝ DO NÊN CHỌN VI SINH MICROBE-LIFT N1 ĐỂ XỬ LÝ NITƠ, AMMONIA
Từ phần nước trong sau khi để lắng
Có một phương pháp khác là: Lấy mẫu phân tích từ phần nước trong của mẫu nước đã được để lắng trong thời gian 15 – 30 phút hoặc lâu hơn.
Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Hoặc bằng máy đo nhanh để xác định nồng độ ammonia trong nước thải.
Bằng cách đo nồng độ ammonia sau bể lắng và trong bể sinh học hiếu khí, ta có thể xác định được hiệu suất xử lý amoni, với sự có mặt của 2 chủng vi sinh vật là Nitrosomonas và Nitrobacter. Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra mạnh mẽ nhất.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh