Nuôi tôm thẻ chân trắng là một ngành công nghiệp tiềm năng và quan trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và sự phát triển bền vững. Bài viết dưới đây của Biogency sẽ phân tích kỹ lưỡng về 3 thách thức chính mà bà con phải đối mặt khi nuôi loài tôm này.
Các nội dung chính
3 thách thức khi nuôi tôm thẻ chân trắng
Khi bước vào ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng, người chăn nuôi có thể phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn. Ba trong số những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm thường gặp phải bao gồm:
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu gây ra những thay đổi bất thường về nhiệt độ, độ mặn và lượng mưa. Đây đều là những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của tôm. Việc nắng nóng kéo dài, hạn hán và xâm nhập mặn sẽ khiến cho tôm dễ bị stress, giảm sức đề kháng và mắc bệnh. Trong khi đó, mưa lớn thường xuyên và lũ lụt có thể khiến cho ao nuôi bị sạt lở, nước ao bị ô nhiễm, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.
Đặc biệt, tôm là loài động vật biến nhiệt, sống phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Nên nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp không tốt cho tôm. Nhiệt độ sống lý tưởng của tôm thẻ chân trắng là từ 25-32 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá 33,5 độ C và thấp dưới 18 độ C có thể khiến tôm bị chết hàng loạt.
Chất lượng nước nuôi tôm không ổn định
Sử dụng quá nhiều hóa chất, thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó, việc xử lý chất thải chưa hiệu quả càng làm cho vấn đề ô nhiễm trở nên nghiêm trọng. Chất lượng nước kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, khiến tôm dễ mắc bệnh và chết.
Dịch bệnh bùng phát
Tôm thẻ chân trắng là loài dễ nhiễm bệnh, nhất là các bệnh có khả năng lây lan cao do các tác nhân chính là vi bào tử trùng, virus và vi khuẩn. Mật độ nuôi tôm dày đặc cùng với môi trường nước ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Nếu như không nhận biết sớm và xử lý kịp thời thì dịch bệnh sẽ trở nên nguy hiểm và rất khó kiểm soát.
>>> Xem thêm: 6 bệnh trên tôm mùa nóng thường gặp và cách phòng hiệu quả
Nuôi tôm bền vững với quy trình BIOGENCY
Để ứng phó với những thách thức trên, bà con cần áp dụng các biện pháp nuôi tôm tiên tiến, bền vững và khoa học. Với mong muốn hỗ trợ bà con một cách tốt nhất, BIOGENCY đã xây dựng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo giảm thay nước, tiết kiệm chi phí và hạn chế mầm bệnh.
Quy trình BIOGENCY sẽ tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến nguồn nước trong ao nuôi. Chỉ khi bà con duy trì và đảm bảo được nguồn nước thì mới có thể nuôi tôm bền vững và không lo gặp dịch bệnh. Do đó, dòng men vi sinh Microbe-Lift với các chủng vi sinh có khả năng xử lý nguồn nước hiệu quả là giải pháp chính trong quy trình. Các sản phẩm bao gồm:
- Microbe-Lift AQUA N1: Chế phẩm giúp xử lý các loại khí độc NH3, NO2.
- Microbe-Lift AQUA C: Đây là sản phẩm hỗ trợ xử lý nguồn nước, tảo, thức ăn thừa, phân tôm và gây màu nước.
- Microbe-Lift AQUA SA: Men vi sinh này sẽ thực hiện giải quyết và cải thiện bùn ở đáy ao, nhớt bạt.
- Microbe-Lift DFM: DFM hỗ trợ bổ sung các chủng vi sinh có lợi cho đường ruột tôm, giúp tôm tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Quy trình BIOGENCY hiện đang được nhiều bà con tin tưởng áp dụng cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Quy trình này được phân chia thành 5 giai đoạn và có các hướng dẫn chi tiết cho từng thời điểm cụ thể. Bà con có thể tham khảo nội dung chi tiết trong bảng sau:
Giai đoạn | Trước khi thả tôm | Giai đoạn 1-10 ngày | Giai đoạn 10-30 ngày | Giai đoạn 30-60 ngày | Giai đoạn 60 ngày – thu hoạch |
Đặc điểm mỗi giai đoạn | Gây màu nước. | Tôm ăn rất ít, bắt đầu sản sinh thức ăn thừa và phân tôm. | Tôm phát triển nhanh và có nhu cầu với lượng thức ăn lớn hơn. Khi này, những vấn đề liên quan đến chất lượng nước bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là các khí độc. | Chất lượng nước xấu hơn, tảo tàn dần, nhiều cặn, nước đục màu.
Khí độc NH3 và NO2 ngày càng tăng cao. |
Tôm bị ảnh hưởng do lượng khí độc tăng cao, xuất hiện tình trạng tôm lờ đờ, rớt đáy. |
Sản phẩm, liều lượng | AQUA C: 100ml/lần/ao diện tích 1000m3 | AQUA C: 100ml/lần/ao diện tích 1000m3
3 ngày/lần |
AQUA C: 100ml/lần/ao diện tích 1000m3
3 ngày/lần |
AQUA C: 150ml/lần/ao diện tích 1000m3
3 ngày/lần |
AQUA C: 200ml/lần/ao diện tích 1000m3
2- 3 ngày/lần |
AQUA SA: 100ml/lần/ao diện tích 1000m3
3 ngày/lần |
AQUA SA: 100ml/lần/ao diện tích 1000m3
3 ngày/lần |
AQUA SA: 150ml/lần/ao diện tích 1000m3
3 ngày/lần |
AQUA SA: 200ml/lần/ao diện tích 1000m3
2- 3 ngày/lần |
||
AQUA N1: 100ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần |
AQUA N1: 150ml/lần/ao 1000m3
3 ngày/lần |
AQUA N1: 200ml/lần/ao 1000m3
2- 3 ngày/lần |
|||
Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift DFM trộn với thức ăn cho tôm với liều lượng 0,5-1g/1kg thức ăn để cải thiện hệ tiêu hóa và giúp tôm hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. |
Bên cạnh đó, khi ứng dụng quy trình BIOGENCY trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con cần áp dụng theo đúng khuyến cáo về tỷ lệ cấp và thay nước dưới đây. Khi áp dụng đúng theo quy trình này, bà con có thể giảm đến 50% khối lượng nước đưa vào ao:
- Giai đoạn ương gièo: Không cần thay nước, thay vào đó bà con chỉ cần cấp bù xi-phông (ống hình chữ U ngược để xả nước thải).
- Giai đoạn 1 (30 ngày đầu nuôi tôm): Tại giai đoạn này, bà con không cần thay nước.
- Giai đoạn 2 (ngày 30 đến ngày 60): Bà con tiến hành thay 20% – 30% nước trong ao. Lưu ý rằng bà con nên thay nước 5 – 7 ngày một lần.
- Giai đoạn 3 (ngày 51 đến lúc thu hoạch): Bà con thay khoảng 20% – 30% lượng nước trong ao với tần suất 3 – 5 ngày thay một lần.
Như vậy, Biogency đã cùng với bà con tìm hiểu về 3 thách thức khi nuôi tôm thẻ chân trắng. Đồng thời, bài viết cũng đã giới thiệu đến bà con cách ứng dụng quy trình BIOGENCY trong quá trình nuôi tôm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu bà con còn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua hotline 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: 20 vấn đề thường gặp trong nuôi tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh