Tôm thẻ chân trắng là một trong những loại tôm được nuôi nhiều nhất vì mang lại giá trị dinh dưỡng cao và tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ. Nếu bà con chưa biết đến loài tôm này, bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu về 4 giống tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều nhất nhé!
Các nội dung chính
Tôm giống tiêu chuẩn
Tôm giống tiêu chuẩn là một giống tôm thẻ chân trắng đáng chú ý với khả năng cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng ấn tượng và khả năng thích nghi cao. Tôm này được chọn lọc và phát triển nhằm đạt được sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Vì vậy, tôm có thể nuôi ở nhiều điều kiện và quy trình nuôi khác nhau.
Hiện nay, tại Việt Nam, SIS (Shrimp Improvement Systems) đang cung cấp ba dòng tôm bố mẹ với các đặc điểm khác nhau. Điều này nhằm đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của trại giống cũng như các nhà nuôi tôm. Các dòng tôm này được chọn lọc kỹ càng và có tính đồng nhất cao, đảm bảo hệ thống gen tốt và khả năng phát triển tốt trong môi trường nuôi.
- Dòng tôm SIS siêu lớn (Superior): Tôm có tốc độ tăng trưởng vượt trội, đặc biệt thích hợp cho các điều kiện trang trại như ao lót bạt mật và độ thả thấp. Dòng tôm này có khả năng nuôi siêu thâm canh và đảm bảo an toàn sinh học tốt.
- Dòng tôm SIS thích nghi cao (Hardy): Tôm có tốc độ tăng trưởng trung bình và khả năng chịu đựng cao. Chúng được nuôi trong môi trường ao đất hoặc ao lót bạt mật với độ thả thấp. Hệ thống nuôi thâm canh được áp dụng cho dòng tôm này, và đảm bảo an toàn sinh học tối thiểu.
- Dòng tôm SIS Tiêu chuẩn (Regular growth): Đây là dòng có sự cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng chịu đựng. Đây là lựa chọn phổ biến cho các điều kiện nuôi tôm trong ao đất, lót bạt mật với mật độ thấp. Dòng tôm này cũng đảm bảo an toàn sinh học tốt, đáp ứng yêu cầu về môi trường nuôi tôm hiện đại.
>>> Xem thêm: Thuần dưỡng tôm giống có thực sự cần thiết?
Tôm giống thích nghi cao
Tôm giống thích nghi cao được phát triển để đối phó với các điều kiện khắc nghiệt như thay đổi nhiệt độ và độ mặn đột ngột, quản lý ao kém và nguy cơ mất mùa. Giống tôm thẻ chân trắng này phù hợp với các hệ thống nuôi quảng canh ít chăm sóc, ao đất và trang trại có môi trường bất lợi. Đây là dòng tôm bố mẹ tiên tiến nhất, thích nghi cao có cấu trúc gen hoàn toàn khác biệt so với tôm giống tiêu chuẩn và tôm giống siêu tăng trưởng.
Tôm giống thích nghi cao được phát triển thông qua nghiên cứu ưu tiên các gen mang các đặc điểm di truyền có khả năng chống chịu cao trong điều kiện bất lợi. Ngoài ra, hiệu quả của dòng tôm này đã được chứng minh và đang là sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường. Giống tôm thẻ chân trắng thích nghi cao có các đặc điểm nổi bật sau:
- Khả năng thích ứng tốt với các điều kiện môi trường khắc nghiệt: Tôm vẫn phát triển tốt với những thay đổi của môi trường như nhiệt độ và độ mặn đột ngột hay dịch bệnh bùng phát. Với ưu điểm này, tôm có thể đạt tăng trưởng 0,347 g/ngày với tỷ lệ sống 87% và sinh khối khoảng 8,6 tấn/ha sau 100 ngày nuôi tại Ấn Độ.
- Hỗ trợ phòng bệnh, trì hoãn thời gian nhiễm bệnh và tăng khả năng phục hồi: Tôm có khả năng chống lại các bệnh tôm phổ biến, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và kéo dài thời gian trước khi tôm bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, chúng có khả năng phục hồi nhanh chóng sau khi trải qua các tác động bệnh tật, giúp duy trì hiệu suất nuôi tốt.
- Tốc độ tăng trưởng phù hợp, dễ kiểm soát và đạt kích thước lớn: Tôm có tốc độ tăng trưởng phù hợp, không quá nhanh và không quá chậm. Điều này giúp người nuôi tôm dễ dàng kiểm soát quá trình nuôi và đạt được kích thước lớn mong muốn.
- Nhu cầu thức ăn thấp hơn và tỷ lệ sống cao hơn: Giống tôm thẻ chân trắng thích nghi cao có nhu cầu thức ăn thấp hơn so với một số dòng tôm khác, giúp giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi. Đồng thời, chúng có tỷ lệ sống cao hơn, tức là tỷ lệ tôm sống sót sau mỗi giai đoạn nuôi cao hơn.
Tôm giống siêu tăng trưởng
Tôm giống siêu tăng trưởng được xem là nhóm tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay. Tôm bố mẹ của giống này có kích thước và trọng lượng lớn, đồng thời tỷ lệ sống cao. Điều đó không chỉ giúp rút ngắn thời gian nuôi và thu hoạch mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Tôm giống siêu tăng trưởng thường được sử dụng trong các khu nuôi công nghệ cao, quy trình nuôi hiện đại. Điều này đảm bảo an toàn sinh học và hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Các đặc điểm nổi bật của giống tôm thẻ chân trắng siêu tăng trưởng bao gồm:
- Vỏ đầu ngực có gai gân và gai râu rõ nét, không có gai mắt và gai đuôi, và không có rãnh mắt sau.
- Đường gờ sau chuỳ tương đối dài, trong khi gờ bên chùy lại ngắn chỉ kéo dài đến gai thượng vị.
- Bụng của tôm có 6 đốt, và ở vị trí đốt mang trứng có rãnh bụng rất hẹp hoặc gần như không có.
- Gai đuôi không phân nhánh, và râu không có gai phù và ngắn hơn so với vỏ giáp.
- Xúc biện của hàm dưới thường thon dài và có 3-4 hàng, với phần cuối có hình dạng giống roi.
>>> Xem thêm: Cách chọn tôm giống chất lượng nhà nông cần biết
Tôm giống kháng bệnh
Một loại tôm thẻ chân trắng khác là tôm giống kháng bệnh. Đây là kết quả của chương trình nghiên cứu và gây giống đặc biệt nhằm tạo ra khả năng kháng bệnh cao. Vì vậy, tôm này có khả năng kháng bệnh đối với các bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, hoại tử cơ,…
Tôm giống kháng bệnh được đánh giá phù hợp cho các vùng nơi mà nhiễm bệnh xảy ra thường xuyên và có môi trường dễ bị nhiễm bệnh. Bởi loại tôm này có khả năng chống lại một số bệnh phổ biến như: đốm trắng, Taura, bệnh Hoại tử gan tụy cấp (NHP), bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV), các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Trên đây là những thông tin bổ ích về giống tôm thẻ chân trắng mà Biogency giới thiệu đến bà con. Với tiềm năng và lợi ích kinh tế cao, không ngạc nhiên khi các loại tôm này đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm, hãy liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ giải đáp nhé!
>>> Xem thêm: 6 dấu hiệu nhận biết tôm giống kém chất lượng bà con cần nắm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh