4 thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

4 thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Hiện nay có nhiều thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải khiến các nhà máy xử lý nước thải “đau đầu” tìm cách giải quyết. Đặc biệt, vấn đề này ngày càng được chú trọng trong bối cảnh tiêu chuẩn chất lượng xử lý nước thải ngày càng nghiêm ngặt. Vậy đâu là những khó khăn thường thấy và cách giải quyết là gì sẽ được Biogency tổng hợp dưới đây.

4 thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Trong quá trình vận hành, các nhà máy xử lý nước thải thường phải đối mặt với một loạt các thách thức khác nhau. Những thách thức này có thể là vấn đề chi phí năng lượng, yếu tố kỹ năng chuyên môn, phương pháp để đảm bảo hiệu suất,… Dưới đây là 4 vấn đề phổ biến mà các nhà máy cần tìm cách giải quyết.

Điện năng

Năng lượng điện là một thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nguồn điện cần được duy trì liên tục để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải vận hành ổn định, việc này cũng tốn rất nhiều chi phí.

Ước tính, một hệ thống xử lý nước thải có thể tiêu thụ khoảng 2 – 3% tổng số năng lượng điện ở quốc gia phát triển. Điều này đặt cho các nhà máy xử lý nước thải một “bài toán” tiết kiệm sao cho hợp lý.

4 thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Nhà máy xử lý nước thải tốn nhiều chi phí duy trì nguồn điện năng ổn định.

Kỹ sư vận hành có kinh nghiệm

Một thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải khác là yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm của kỹ sư vận hành. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng, chịu trách nhiệm giám sát mọi khía cạnh của hệ thống, từ theo dõi tình trạng hoạt động đến kiểm soát rủi ro.

Do đó, những kỹ sư vận hành thiếu kinh nghiệm, ra quyết định sai sót sẽ dẫn đến tổn thất rất nhiều chi phí do hệ thống hỏng hóc, đình trệ hoạt động,…

Xử lý bùn dư thừa

Bùn hình thành liên tục trong quá trình xử lý nước thải, kể cả quá trình hóa học hay sinh học. Loại bùn này thường chứa rất nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, gây ô nhiễm và vi khuẩn có hại cho môi trường. Do đó, việc xử lý bùn dư thừa để đảm bảo nước thải an toàn với môi trường là một thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải các nhà máy cần giải quyết.

4 thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Nhà máy xử lý nước thải cần thường xuyên giải quyết bùn dư thừa.

Hiệu suất xử lý trên toàn hệ thống

Bất kỳ nhà máy xử lý nước thải nào cũng cần có biện pháp để liên tục duy trì hiệu suất xử lý trơn tru, hiệu quả. Bên cạnh yếu tố chủ quan về trình độ kỹ thuật chuyên môn, các nhà máy còn cần chú ý đến nhiều yếu tố khách quan như hệ thống xử lý xuống cấp theo thời gian, chi phí mở rộng hệ thống,… Đây đều là những thách thức cần được các nhà máy có biện pháp xử lý kịp thời, chính xác.

Giải quyết thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng cách nào?

Để giải quyết những thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải kể trên, nhà máy xử lý nước thải cần nâng cao hiệu suất xử lý. Đặc biệt, hiệu suất giai đoạn xử lý sinh học nên được chú trọng vì đây là giai đoạn tiêu tốn lượng điện năng nhiều nhất. Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu suất xử lý sinh học còn giúp giảm lượng bùn thải phát sinh, giảm chi phí xử lý bùn thải.

4 thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Các nhà máy xử lý nước thải cần chú trọng nâng cao hiệu suất giai đoạn xử lý sinh học. 

Làm thế nào để các nhà máy có thể tăng hiệu suất xử lý sinh học trong xử lý nước thải? Cách thực hiện là bổ sung sản phẩm vi sinh vào hệ thống một cách phù hợp, chính xác. Các phương pháp cụ thể là:

  • Microbe-Lift BIOGAS – Xử lý BOD, COD cao ở bể kỵ khí: Microbe-Lift BIOGAS là loại men vi sinh hỗ trợ quá trình xử lý khí sinh học bằng cách giảm nồng độ BOD, COD và TSS ở bể kỵ khí. Sản phẩm này giúp tăng hiệu suất xử lý kỵ khí và giảm tải cho hệ thống hiếu khí. Đây là phương pháp hiệu quả trong xử lý nước thải từ chăn nuôi, nước thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn và nước thải từ quá trình sản xuất giấy…
  • Microbe-Lift IND – Xử lý BOD, COD, TSS ở bể hiếu khí: Microbe-Lift IND là một loại men vi sinh hiếu khí giúp giảm hiệu quả lượng BOD, COD, và TSS. Sử dụng loại men này, nhà máy có thể giải quyết thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng cách cải thiện hiệu suất của quá trình xử lý hiếu khí. Sản phẩm có thể áp dụng trong xử lý nước thải chứa hàm lượng hữu cơ cao.
  • Microbe-Lift N1 – Xử lý Nitơ, Amonia: Loại vi sinh này sẽ khởi động hóa Nitrate trong hệ thống xử lý nước thải, giúp giảm nhanh lượng Nitơ và Amonia. Từ đó, nhà máy có thể đẩy nhanh quá trình xử lý để nước thải đầu ra an toàn với môi trường trong khoảng thời gian ngắn, từ 2 đến 4 tuần. Sản phẩm phù hợp với nhiều loại nước thải như nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất như cao su, thực phẩm,…
  • Microbe-Lift SA – Giảm bùn: Đây là một quần thể vi sinh có độ hoạt tính cao, hoạt động trong cả ba môi trường hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi. Sản phẩm có khả năng tăng cường quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất khó phân hủy. Với sản phẩm này, nhà máy có thể giải quyết thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải liên quan đến thể tích bùn trong hệ thống.

Các nhà máy nên cân nhắc lựa chọn đơn vị hợp tác cung cấp vi sinh có hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành. Là đơn vị cung cấp giải pháp và sản phẩm sinh học uy tín, Biogency sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn đến khách hàng phương án bổ sung sản phẩm vi sinh vào hệ thống hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.

4 thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
BIOGENCY là đơn vị đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp và sản phẩm sinh học.

Các nhà máy xử lý nước thải có thể sẽ gặp nhiều thách thức khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, sản xuất,… Để giải quyết vấn đề này, việc nâng cao hiệu suất xử lý ứng dụng giải pháp vi sinh là một phương pháp hiệu quả. Nếu bạn cần hỗ trợ xử lý nước thải sử dụng phương pháp vi sinh hãy liên hệ BIOGENCY qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn chính xác.

>>> Xem thêm: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký