Vận hành hệ thống xử lý nước thải

Thông tin cần biết để vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả

Để vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, có 4 bước mà nhà vận hành cần quan tâm là: Chuẩn bị trước khi vận hành, khởi động hệ thống, vận hành hệ thống xử lý nước thải để xử lý chất ô nhiễm và ghi chép quá trình vận hành.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải là công trình được xây dựng nhằm mục đích xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Tùy vào mỗi đặc tính khác nhau của từng loại nước thải mà hệ thống xử lý nước thải sẽ áp dụng các công nghệ xử lý phù hợp, tuy nhiên đều hướng đến:

  • Xử lý tốt các thành phần ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vô cơ có trong nước thải, đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải hợp lý, đáp ứng khả năng chi trả của doanh nghiệp.
  • Hệ thống xử lý nước thải có thể được nâng cấp về sau để phù hợp khi mở rộng hoặc thay đổi sản xuất hoặc nâng cao chất lượng nước thải đầu ra (ví dụ từ cột B sang cột A của QCVN).

3 giai đoạn xử lý chính trong một hệ thống xử lý nước thải

Dù hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ xử lý nào thì xét về tổng quan cũng đều bao gồm 3 giai đoạn xử lý chính sau:

  • Giai đoạn 1 – Xử lý cơ học: Xử lý cơ học áp dụng chủ yếu là các song chắn rác, lưới lọc rác, bể thu gom, bể tách dầu mỡ hoặc bể lắng cặn, cát có kích thước lớn… để xử lý sơ bộ nước thải. Mục đích của giai đoạn này là loại bỏ các thành phần ô nhiễm có kích thước lớn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý và làm hỏng máy móc ở các giai đoạn sau.
  • Giai đoạn 2 – Xử lý hóa học: Xử lý hóa học áp dụng thường là keo tụ tạo bông, tuyển nổi, trung hòa pH… bằng cách bổ sung vào nước thải các hợp chất hóa học nhằm tạo ra phản ứng để biến đổi/kết tủa các chất ô nhiễm có trong nước thải. Mục đích của xử lý hóa học là loại bỏ cặn, điều hòa nước thải trước khi bước vào giai đoạn xử lý sinh học, hoặc xử lý bước cuối cùng (sau xử lý sinh học) để đảm bảo nước thải đạt chuẩn (ví dụ như pH, Coliform, kim loại…) trước khi thải ra môi trường.
  • Giai đoạn 3 – Xử lý sinh học: Sử dụng các chủng vi sinh vật hiếu khí, thiếu khí hoặc kỵ khí để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ trong từng môi trường thích hợp. Đây là giai đoạn chính để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải, điển hình là BOD, COD, TSS, Nitơ, Photpho…
01 Van hanh he thong xu ly nuoc thai
Ví dụ về sơ đồ của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Bốn bước để vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu

Để vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, có 4 bước mà nhà vận hành cần quan tâm là: Chuẩn bị trước khi vận hành, khởi động hệ thống, vận hành hệ thống xử lý nước thải để xử lý chất ô nhiễm và ghi chép quá trình vận hành.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, cần kiểm tra lại một lượt các thiết bị trong hệ thống và xem chúng có hoạt động ổn định hay không, bao gồm: Các thiết bị sửa chữa (nếu có) đã hoàn thành hay chưa; còi báo có hoạt động không; kiểm tra dòng điện, máy thổi khí, máy khuấy chìm, van bơm; kiểm tra và vệ sinh các thiết bị như máy đo pH, máy đo DO, phao báo mức nước, mực nước trong bồn so với cánh khuấy (mực nước thường phải cao hơn cánh khuấy để tránh cánh khuấy hoạt động không tải), kiểm tra bùn nổi và vớt bùn (nếu có); kiểm tra hóa chất có đủ để sử dụng không, nếu thiếu cần pha thêm…

Bước 2: Khởi động hệ thống xử lý nước thải

Để quá trình khởi động hệ thống xử lý nước thải diễn ra hiệu quả, kỹ sư vận hành cần: Cấp điện đầy đủ cho các thiết bị; bật (On) và để chế độ tự động (Auto) cho các thiết bị như máy khuấy trộn chìm, máy thổi khí, bơm tuần hoàn, bơm nước thải, bơm lọc màng…

Trong một số trường hợp muốn đẩy nhanh quá trình khởi động, kỹ sư vận hành có thể bổ sung vào hệ thống xử lý sinh học (bể hiếu khí) men vi sinh Microbe-Lift IND chứa 13 chủng vi sinh chuyên biệt hoạt tính mạnh, giúp rút ngắn thời gian khởi động, nạp full tải trong vòng 2-3 tuần là ổn định hệ thống.

02 Van hanh he thong xu ly nuoc thai
Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp đẩy nhanh quá trình khởi động hệ thống xử lý nước thải

Bước 3: Vận hành hệ thống xử lý nước thải để xử lý các chất ô nhiễm hiệu quả

Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải cần đặc biệt lưu ý đến việc kiểm tra và theo dõi nồng độ pH trong bể Nitrat hóa (bể hiếu khí), nồng độ oxy hòa tan trong bể khử Nitrat (Bể Anoxic), độ kiềm, kiểm tra thể tích bùn thường xuyên để quyết định xem có xả bùn dư về bể chứa bùn hay không… đảm bảo điều kiện vận hành ổn định nhất để quá trình xử lý chất ô nhiễm diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Giai đoạn kiểm soát quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải này sẽ quyết định đến hiệu quả xử lý chất ô nhiễm của toàn bộ hệ thống. Thông thường, để đẩy nhanh quá trình xử lý chất ô nhiễm, kỹ sư vận hành thường chú trọng vào tăng hiệu suất ở các bể xử lý sinh học bằng cách bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải, điển hình là:

  • Bể hiếu khí: Bổ sung vi sinh Microbe-Lift N1 để thúc đẩy quá trình Nitrat hóa – xử lý Amonia, hiệu quả xử lý đạt đến 99% chỉ sau từ 2-3 tuần; Microbe-Lift IND để xử lý BOD, COD, TSS – hiệu quả xử lý đạt chuẩn đầu ra chỉ từ 3 – 4 tuần.
  • Bể thiếu khí: Bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh khử Nitrate hoạt tính mạnh gấp 5-7 lần các chủng thông thường để nâng cao hiệu suất khử Nitrat của bể.
  • Bể kỵ khí: Bổ sung vi sinh Microbe-Lift BIOGAS để xử lý BOD, COD ở nồng độ cao. Microbe-Lift BIOGAS có thể tăng hiệu suất xử lý COD trong bể kỵ khí lên đến 90% trong 3-4 tuần.
  • Bể lắng: Bổ sung vi sinh Microbe-Lift SA để giảm bùn và tăng thể tích hữu dụng của bể xử lý.
03 Van hanh he thong xu ly nuoc thai
Men vi sinh Microbe-Lift giúp tăng hiệu suất của quá trình xử lý sinh học.

Bước 4: Lưu lại quá trình vận hành vào nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải

Kỹ sư vận hành cần phân tích và ghi chép lại các kết quả thí nghiệm cũng như hiện tượng quan sát được bằng cảm quan vào nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải để làm tư liệu đối chiếu khi phát sinh vấn đề và xác định nguyên nhân khi có sự cố xảy ra. Các ghi chép thường về: Các thông số ô nhiễm trong hệ thống (BOD, COD, TSS, Nitơ, Photpho…), các điều kiện trong bể xử lý (DO, pH, độ kiềm, mùi, màu nước, thiết bị và động cơ…), các báo cáo về tình trạng hệ thống…

Một số lưu ý cần quan tâm trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, một số kỹ sư chưa có nhiều kinh nghiệm thường mắc sai lầm gây giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống và mất an toàn cho bản thân. Do đó, cần lưu ý:

  • Đảm bảo các quy định an toàn về hóa chất: Trước khi sử dụng phải đọc rõ thành phần, hiểu các thông số của hóa chất và tính nguy hiểm của chúng, có sẵn các dụng cụ bảo vệ khi sử dụng và bảo quản hóa chất, kiểm tra hóa chất hằng ngày để đảm bảo chúng không bị rò rỉ, bảo quản hóa chất theo đúng hướng dẫn…
  • Bảo trì hệ thống xử lý nước thải: Cần thực hiện bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ, theo từng cấp độ và mức độ ưu tiên của từng thiết bị và dụng cụ để đảm bảo chúng luôn hoạt động tốt trong suốt quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Tham khảo: Dấu hiệu hệ thống xử lý nước thải quá tải và cách xử lý

Liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải và muốn tăng hiệu suất xử lý chất ô nhiễm bằng các giải pháp sinh học hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký