Tôm chậm lớn là lo ngại chung của bà con nuôi trồng hiện nay. Bài viết này bà con hãy cùng Biogency điểm mặt những nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn cũng như hướng khắc phục, phòng ngừa tốt nhất.
Các nội dung chính
6 nguyên nhân phổ biến khiến tôm chậm lớn
Hiện tượng tôm chậm lớn được ghi nhận ở nhiều ao nuôi hiện nay, nhất là các ao nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh. Phần lớn các hộ nuôi phản ánh tình trạng, trong 30 ngày đầu tôm ăn và phát triển bình thường, sau đó tôm giảm ăn dần, đến ngày 70 nhưng tôm chỉ đạt 200 con/kg, trong khi ao bình thường chỉ cần 90 ngày là tôm đã đạt cỡ 40 – 60 con/kg.
Tôm còi cọc, chậm lớn.
Có nhiều nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, còi cọc. Dưới đây là các nguyên nhân được ghi nhận phổ biến hiện nay:
Tôm giống kém chất lượng
Khi tôm chậm lớn, chất lượng giống là yếu tố đầu tiên bà con cần xem xét. Có thể cơ sở sản xuất giống sử dụng tôm giống bố/mẹ không đạt chất lượng, lạm dụng quá mức sức sinh sản tôm mẹ. Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh ở liều cao trong khâu thuần dưỡng giống để điều trị bệnh cũng đã làm sức đề kháng của tôm giảm, khả năng chuyển hóa thức ăn yếu dẫn đến tình trạng tôm chậm lớn.
>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm giống kém chất lượng
Mật độ thả nuôi quá dày
Mật độ tôm quá dày dẫn đến thiếu dinh dưỡng, khoáng chất để tôm phát triển và lột xác cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn. Bà con chú ý mật độ thả tương ứng với kích thước, độ sâu ao, mô hình. Chẳng hạn, bà con tham khảo mật độ thả với tôm thẻ chân trắng như sau:
- Mật độ từ 10 – 15 con/m² ở ao sâu dưới 1m đối với mô hình nuôi bán thâm canh.
- Mật độ từ 45 – 60 con/m² ở ao sâu trên 1,2m đối với mô hình thâm canh.
- Mật độ từ 200 – 250 con/m² ở ao sâu trên 1,4m đối với nuôi siêu thâm canh.
Thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng, kém chất lượng
Sử dụng nguồn thức ăn không đủ dinh dưỡng, thiếu khoáng khiến tôm sinh trưởng kém, chậm lớn. Bà con nên chọn thức ăn từ các cơ sở uy tín, đảm bảo đủ dinh dưỡng, tính chất thức ăn cần đồng nhất, độ bền bỉ khi bỏ vào nước,… Bên cạnh đó, bà con chú ý bảo quản thức ăn đúng cách, tránh thức ăn bị ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng.
Nước ao nuôi không đạt, bị ô nhiễm, bẩn
Môi trường ao nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng, các yếu tố khoáng, độ kiềm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lột xác, phát triển của tôm. Bên cạnh đó, ao ô nhiễm, tồn dư thức ăn thừa cũng là nguyên nhân. Chính vì vậy, nếu tôm chậm lớn bà con nên kiểm tra chất lượng nước ao nuôi.
Lạm dụng nhiều kháng sinh
Lạm dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cũng là nguyên nhân khiến tôm nuôi còi cọc. Bởi sử dụng kháng sinh quá nhiều sẽ làm gan bị chai cứng, teo, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, tôm hấp thụ ít dẫn đến chậm lớn.
Tôm nhiễm bệnh
Đây là nguyên nhân khiến nhiều bà con lo lắng nhất. Bởi khi tôm nhiễm bệnh, không chỉ chậm lớn mà nguy cơ chết hàng loạt vô cùng cao. Các bệnh điển hình có thể kể đến là bệnh phân trắng, bệnh vi bào tử trùng (EHP),…
Cách khắc phục tình trạng tôm chậm lớn ngay từ đầu vụ nuôi
Để tôm phát triển nhanh chóng, khoẻ mạnh, kích thước đồng đều, bà con cần chú ý có phương án phòng tránh những tác nhân khiến tôm chậm lớn kể trên ngay từ đầu vụ nuôi. Với các nguyên nhân mật độ thả, thức ăn hay sử dụng kháng sinh bà con có thể chủ động dễ dàng. Riêng với 2 yếu tố chọn giống và phòng ngừa dịch bệnh, đòi hỏi bà con cần chú trọng nhiều hơn.
Chọn giống khoẻ, phù hợp mô hình nuôi
Khi chọn giống, bà con cần biết nguồn gốc tôm giống, quy trình nuôi và loại thức ăn. Chẳng hạn, tôm sú là tôm có nguồn gốc biển, nhập khẩu như tôm Moina, tôm châu Phi, trọng lượng từ 120-150gr, ưu tiên tôm giao vĩ tự nhiên, hạn chế tôm lột xác và cấy tinh. Đối với tôm thẻ chân trắng, thời gian tôm bố mẹ được nuôi vỗ và sinh sản không nên quá 4 tháng kể từ lúc nhập về trại, thức ăn sử dụng đầy đủ tươi sống.
Ngoài ra, khi chọn giống bà con cũng cần chú ý đến hình thức nuôi. Chẳng hạn với các mô hình nuôi quảng canh cải tiến, nuôi sinh thái, nuôi xen ghép thì nên chọn tôm kích thước lớn, bơi nhanh, vùi tốt để phù hợp với điều kiện tự nhiên, có thể chống chọi với địch hại.
Đối với mô hình thả mật độ cao, ao nuôi đất hay chỉ trải bạt bờ thì tôm sú nên có nguồn gốc bố mẹ tại bản địa hoặc có khả năng chịu biến đổi môi trường tốt. Với tôm thẻ thì nên chọn giống kháng bệnh, tuỳ mùa nếu mùa lạnh nên chọn kháng WSSV, IHHNV,… mùa nắng nên chọn kháng EMS, AHPNS.
Chú trọng môi trường ao, chủ động tăng sức đề kháng cho tôm
Chất lượng môi trường ao nuôi được kiểm soát, tôm có sức đề kháng tốt chính là tiền đề để tôm phát triển khoẻ mạnh. Để làm được điều này, ngay từ đầu vụ, bà còn cần chú ý các bước sau:
- Cải tạo ao kỹ lưỡng, xử lý nước ao lắng cẩn thận trước khi cấp, nguồn nước sử dụng đảm bảo sạch, màu nước ổn định mới thả giống.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chỉ số ao như độ kiềm, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ mặn,… để tránh tôm bị sốc.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi.
- Thay nước định kỳ, diệt khuẩn trong những ngày thời tiết nắng nóng hoặc mưa kéo dài.
- Bổ sung men tiêu hoá, vitamin vào khẩu phần ăn của tôm giúp ổn định đường ruột.
- Sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao, phân huỷ mùn bã, thức ăn thừa, hạn chế mầm bệnh, khí độc gây bệnh.
- Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên để xử lý kịp thời khi có vấn đề.
Trên đây là những nguyên nhân tôm chậm lớn thường gặp. Để được tư vấn về các sản phẩm men vi sinh giúp làm sạch môi trường ao, tăng sức đề kháng cho tôm, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Cách diệt giáp xác, diệt cá tạp trong ao nuôi tôm hiệu quả
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh