Nước thải bệnh viện, y tế khó xử lý vì có mức độ độc hại và nguy hiểm cao cần xây dựng hệ thống xử lý đạt chuẩn. Tuy nhiên không phải bệnh viện nào cũng có đủ diện tích để xây dựng hệ thống lớn. Chính vì vậy, hầu hết các bệnh viện xây dựng hệ thống xử lý nước thải với diện tích nhỏ và chi phí thấp nên hiệu quả phụ thuộc phần nhiều vào công nghệ và thiết bị xử lý lựa chọn.
Dưới đây là 4 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đơn vị vận hành có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Các nội dung chính
Công nghệ Aerotank xử lý nước thải bệnh viện
Aerotank là công nghệ xử lý nước thải được sử dụng nhiều nhất và lâu đời bởi tính hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, trong đó có các bệnh viện, cơ sở, trạm y tế. Ưu điểm của công nghệ Aerotank là dễ dàng xây dựng, vận hành, chi phí thấp, ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực.
Bản chất của công nghệ Aerotank là một quy trình xử lý hiếu khí nhân tạo. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ dễ phân hủy làm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển, từ đó làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Bể Aerotank tăng cường máy sục khí bề mặt và thổi khí để cung cấp không khí một cách liên tục, tăng hiệu suất xử lý cho vi sinh vật.
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện MBBR
Một trong những công nghệ xử lý nước thải bệnh viện được ưa chuộng là MBBR (viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor). MBBR là quá trình xử lý nhân tạo, kết hợp giữa phương pháp Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.Trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh bám dính vào để sinh trưởng và phát triển.
Ưu điểm của quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR:
- Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
- Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng, lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
Hiệu quả xử lý cao.
- Tiết kiệm diện tích xây dựng vì diện tích xây dựng của MBBR nhỏ hơn so với hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đối với nước thải đô thị và công nghiệp.
- Dễ dàng vận hành.
- Điều kiện tải trọng cao, mật độ vi sinh vật trong lớp màng biofilm rất cao, do đó tải trọng hữu cơ trong bể MBBR rất cao.
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện MBR
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện MBR (Membrane Bioreactor) là sự kết hợp giữa phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường.
Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiện đại AAO
Công nghệ AAO là công nghệ xử lý nước thải hiện đại, thường được ứng dụng trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, y tế. AAO là viết tắt của Anaerobic – Yếm khí; Anoxic – Thiếu khí và Oxic – Hiếu khí. Chính vì vậy, công nghệ AAO được chia thành 3 giai đoạn xử lý sinh học tương tự là kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí. Mỗi công đoạn đều có quy trình hoạt động khác nhau. Điểm đặc biệt của công nghệ AAO là loại bỏ hoàn toàn Nitrat, giảm nồng độ Nitơ, loại bỏ nguy cơ gây ra hiện tượng phú dưỡng khi xả thải ra ngoài môi trường. Đồng thời giảm các chỉ tiêu COD, BOD trong nước thải hiệu quả.
Làm thế nào để tăng hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện?
Thành phần nước thải bệnh viện chủ yếu là các hợp chất hữu cơ nên các công nghệ áp dụng thường là xử lý sinh học với ưu điểm hiệu quả tối ưu nhưng chi phí đầu tư không cao như các công nghệ khác.
Tuy nhiên để đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống, trong quá trình vận hành đơn vị vận hành cần chú ý đến các yếu tố như DO, dinh dưỡng, tải trọng, tính chất nước thải đầu vào cũng như hệ vi sinh vật hoạt tính mạnh để giúp hiệu suất đạt kết quả tối ưu.
Cách hiệu quả để làm tăng hiệu suất xử lý cũng như giải quyết các vấn đề trong quá trình vận hành hệ thống sinh học như mùi hôi, nổi bọt trắng, bùn khó lắng, bùn ít… là bổ sung vi sinh vật, khởi tạo lại hệ vi sinh hoạt tính mạnh. Trong đó Microbe-Lift IND là sản phẩm được ưa chuộng. IND sở hữu 13 chủng vi sinh hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường nên hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ luôn ở mức cao, giúp ổn định hệ thống, chống sốc tải và nhiều vấn đề thường gặp khác.
Tùy vào đặc điểm của từng hệ thống xử lý nước thải cũng như đặc trưng nước thải của từng bệnh viện mà việc bổ sung men vi sinh sẽ khác nhau. Để được tư vấn chi tiết hơn, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
>>>Tham khảo : Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn, tiết kiệm chi phí
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh