He thong xu ly nuoc thai benh vien dat chuan tiet kiem chi phi 01

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn, tiết kiệm chi phí

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn, giảm thiểu các tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, làm thế nào để hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra vừa tối ưu được chi phí đầu tư, đó mới là điều quan trọng.

hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Tính tất yếu của việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Mỗi bệnh viện, mỗi cơ sở y tế đều cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn theo đúng quy định. Bởi nước thải y tế nói chung đang là mối đe dọa khủng khiếp đến môi trường và sức khỏe của con người. Và điều đáng báo động là số lượng bệnh viện, các cơ sở y tế ngày càng gia tăng và gần như đều đang trong tình trạng quá tải nhưng hệ thống xử lý thì không phải cơ sở nào cũng có và đảm bảo đúng chuẩn

Tính tất yếu của việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải y tế, bệnh viện có thành phần tương tự nước thải sinh hoạt nhưng điểm khác biệt là chứa một lượng khổng lồ các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh..  Nếu xả thải ra bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh cho sức khỏe của con người như bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, do khuẩn Salmonella, lỵ, bệnh do amip và một số bệnh khác, nhất là các khu vực lân cận điểm xả thải. Các thành phần gây ô nhiễm khác có trong nước thải bệnh viện gồm:

  • Chất thải rắn lơ lửng
  • Chất hữu cơ đặc trưng bằng chỉ tiêu BOD5
  • Các chất dinh dưỡng Nitơ, Photpho

Để đảm bảo nước thải tại các bệnh viện được xử lý trước khi xả thải ra môi trường, Bộ TNMT quy định về chỉ tiêu xả thải cho ngành y tế theo QCVN 28:2010/BTNMT như bảng sau:

Xem thêm: Xử lý amoni trong nước thải bệnh viện


 STT

          

                  Thông số


Đơn vị

            Giá trị C

A

B

1

pH

6,5 – 8,5

6,5 – 8,5

2

BOD5 (200C)

mg/l

30

50

3

COD

mg/l

50

100

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

5

Sunfua (tính theo H2S)

mg/l

1,0

4,0

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

10

7

Nitrat (tính theo N)

mg/l

30

50

8

Phosphat (tính theo P)

mg/l

6

10

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

10

20

10

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

0,1

11

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

1,0

1,0

12

Tổng coliforms

MPN/ 100ml

3000

5000

13

Salmonella

Vi khuẩn/ 100ml

KPH

KPH

14

Shigella

Vi khuẩn/ 100ml

KPH

KPH

15

Vibrio cholerae

Vi khuẩn/ 100ml

KPH

KPH

Quy trình công nghệ xử lý hệ thống nước thải bệnh viện đạt chuẩn

Mỗi bệnh viện, cơ sở y tế đều cần có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất nước thải và lưu lượng nước thải mà hệ thống có điểm khác biệt. Dưới đây là hệ thống xử lý nước thải bệnh viện có ưu điểm chi phí vận hành thấp, dễ dàng điều khiển, hiệu suất ổn định đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế.

Untitled

Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

  • Bể thu gom: Đây sẽ là nơi chứa nước thải từ các nguồn của bệnh viện. Sau đó sẽ được lọc bằng lưới để loại bỏ các rác thô, chất lơ lửng kích thước lớn trước khi đưa sang bể điều hòa.
  • Bể điều hòa: Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ nước trước khi đưa đến các công trình phía sau. Tại bể điều hòa sẽ được lắp đặt hệ thống thổi khí để tránh lắng cặn, giảm mùi và ổn định nồng độ.
  • Bể sinh học kỵ khí: Nước thải từ bể điều hòa được đưa về bể kỵ khí. Tại đây các vi sinh vật yếm khí sẽ sử dụng chất hữu cơ để sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải rồi dẫn về bể thiếu khí.
  • Bể thiếu khí: Bể thiếu khí Anoxic có nhiệm vụ chuyển hóa NO3- trong nước thải thành N2 phân tử, giải phóng ra không khí, từ đó giảm nồng độ Nitrat, ngăn ngừa hiện tượng phú dưỡng khi thải ra môi trường.
  • Bể hiếu khí: Bể hiếu khí có nhiệm vụ chuyển Amoni thành Nitrit và Nitrat để giảm nồng độ Amoni theo quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat.
  • Bể lắng sinh học: Bể lắng sinh học là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý. Bùn, nước thải được tách nước, bông bún lắng xuống đáy được đưa sang bể chứa bùn để xử lý. Phần nước trong tiếp tục được xử lý ở bể khử trùng.
  • Bể khử trùng: Bể nhằm mục đích khử trùng phần nước trong sau lắng nhằm loại bỏ các vi khuẩn, Coliform trong nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đầu ra.

Làm thế nào để hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt hiệu quả, tối ưu chi phí đầu tư?

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện giúp vận hành quá trình xử lý nước thải đạt chuẩn. Tuy nhiên không ít hệ thống xử lý nước thải đang gặp phải các vấn đề làm giảm hiệu suất xử lý, thời gian xử lý chậm trong khi lưu lượng nước thải ngày một gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh hoạt động không hiệu quả, đơn vị vận hành không nắm được các đặc điểm hoạt động sống của vi sinh dẫn đến hiệu suất xử lý thấp.

Làm thế nào để hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt hiệu quả, tối ưu chi phí đầu tư

Phương pháp giải quyết lúc này là bổ sung vi sinh hoạt động mạnh vào hệ thống xử lý nước thải đang vận hành. Với các hệ thống bắt đầu vận hành thì đơn vị vận hành cần tính toán lựa chọn men vi sinh hoạt tính mạnh, điển hình là Microbe-Lift.

Microbe-Lift là dòng men vi sinh hàng đầu Hoa Kỳ đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, trong đó có các bệnh viện, cơ sở y tế. Ưu điểm của Microbe-Lift là khả năng hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường, được tích hợp nhiều chủng vi sinh có khả năng thích nghi tốt nhiều môi trường, đảm bảo hiệu suất xử lý cao, nhanh chóng phân hủy các chất hữu cơ, giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải.

Đối với hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, bộ đôi được lựa chọn sử dụng là Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1. Để được tư vấn rõ hơn về bộ đôi này cũng như hỗ trợ các vấn đề xử lý nước thải, liên hệ ngay cho Biogency theo Hotline 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký