Xử lý nước thải chất tẩy rửa cần tiến hành triệt để để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên nhiều hệ thống xử lý nước thải chất tẩy rửa không đạt hiệu quả xử lý cao, nước thải đầu ra vẫn không đảm bảo chỉ tiêu theo quy định. Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn về nước thải chất tẩy rửa, quy trình xử lý đúng chuẩn
Các nội dung chính
Vì sao cần xử lý nước thải chất tẩy rửa?
Xử lý nước thải chất tẩy rửa đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải chất tẩy rửa, dẫn đến việc không chú tâm tìm phương pháp xử lý đúng cách, hiệu quả.
Nước thải chất tẩy rửa chứa nhiều chất độc hại, điều đáng nói là những hóa chất tẩy rửa này lại rất khó phân hủy, chúng tồn tại trong nước ở thời gian lâu. Nếu không xử lý xả thải trực tiếp ra môi trường (cống rãnh, ao hồ, sông suối…) sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường nước, đe dọa sự sống của các sinh vật dưới nước, tiềm ẩn các mối nguy hại cho sức khỏe con người.
Chính vì vậy, mỗi nhà máy, doanh nghiệp cần có hệ thống xử lý nước thải chất tẩy rửa và phải thực sự nghiêm túc vận hành để xử lý triệt để hóa chất độc hại trước khi xả thải ra môi trường.
Quy trình xử lý nước thải chất tẩy rửa
Tùy thuộc vào từng sản phẩm, hóa chất sử dụng mà quy trình xử lý nước thải chất tẩy rửa sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên về cơ bản quy trình xử lý nước thải chất tẩy rửa sẽ gồm 6 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thu gom và xử lý rác thải
Nước thải chứa hóa chất tẩy rửa được thu gom vào hệ thống xử lý tập trung. Thông thường nước thải chất tẩy rửa mang tính axit nên cần phải tiến hành châm thêm NAOH để ổn định nồng độ pH. Các loại rác thô sẽ được lọc qua song chắn rác để nhằm mục đích tránh tắc nghẽn. tăng hiệu quả xử lý nước thải ở các công trình phía sau.
Giai đoạn 2: Bể điều hòa
Nước thải được đưa vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Sau đó máy thổi khí sẽ hoạt động để tránh xảy ra hiện tượng lắng cặn, yếm khí, phát sinh mùi hôi.
Giai đoạn 3: Keo tụ – tạo bông
Nước thải được đưa vào bể keo tụ- tạo bông. Hóa chất keo tụ được bơm định lượng và bể. Mục đích keo tụ để các chất bẩn liên kết với nhau dưới dạng huyền phù. Bể tạo bông tiếp nhận nước thải với hóa chất keo tụ polymer để hình thành các bông cặn có kích thước lớn. Tăng hiệu quả xử lý
Giai đoạn 4: Bể lắng
Bể lắng nhận nước thải từ bể keo tụ – tạo bông. Những bông cặn có kích thước lớn nên hiệu quả lắng và tách bỏ bông bùn khá dễ dàng. Bông bùn được tách sẽ về bể chứa bùn, nước thải sẽ di chuyển đến bể sinh học hiếu khí.
Giai đoạn 5: Bể sinh học hiếu khí
Tại đây những chất hữu cơ còn sót lại sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí. Vi sinh vật sẽ tiếp nhận Oxy để sinh trưởng, phát triển và phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. VSV hình thành nên những bùn hoạt tính dưới dạng quần thể bông bùn dễ lắng.
Giai đoạn 6: Bể lắng sinh học
Bể lắng sinh học tiến hành tách bùn hoạt tính, di chuyển đến khu vực trung tâm. Phần bùn sau lắng tuần hoàn ngược lại về bể hiếu khí để duy trì mật độ sinh khối, 1 phần về bể chứa bùn.
Giai đoạn 7: Bể khử trùng
Để tránh các tác động từ vi khuẩn có hại như E,Coli, Coliform, nước thải sẽ đi qua khâu khử trùng. Sau đó mới xả thải ra khu xả thải tập trung.
Xử lý nước thải chất tẩy rửa không quá khó, chỉ cần doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng, xây dựng hệ thống xử lý đúng chuẩn, vận hành và thường xuyên kiểm tra thì chỉ tiêu xả thải sẽ đạt chuẩn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh